Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Địa lí 11 - Bài 8 Cơ bản - Liên bang nga ( 2 tiết)

BÀI 8: LIÊN BANG NGA

TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở 2 châu lục Á – Âu, gồm đồng bằng Đông Âu và Bắc Á
- Giáp 14 nước ở phía nam và tây-tây nam.
- Phía bắc và phía đông, nam giáp biển-đại dương
2. Lãnh thổ
- Diện tích rộng nhất TG
- Tỉnh Caliningrát biệt lập phía tây
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Đông dân, thứ 8 TG nhưng mật độ thấp
- Tốc độ gia tăng giảm do di cư
- Nhiều dân tộc, chủ yếu là người Nga 80% DS
- Tập trung chủ yếu ở các TP
2. Xã hội
- Có tiềm lực lớn về KH và VH
-Trình độ học vấn cao


TIẾT 2: KINH TẾ
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết
LB Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xộ thành cường quốc
2. Thời kỳ đầy khó khăn biến động (90s của Thế kỉ XX)
- Vào cuối 80s thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô bộc lộ yếu kém
- Đầu 90s, Liên Xô tan rã, LB Nga độc lập nhưng gặp nhiều kho khăn:
+ Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm
+ Đời sống nhân dân khó khăn
+ Vai trò cường quốc suy giảm
+ Tình hình chính trị xã hội bất ổn
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a/ Chiến lựơc kinh tế mới
- Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì chiến lược mới:
+ Đưa nền KT ra khỏi khủng hoảng
+ Xây dựng nền KT thị trường
+ Mở rộng ngoại giao
+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc
b/ Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng KT tăng
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 TG
- Trả xong các khoản nợ nước ngòai
- Xuất siêu
- Đời sống nhân dân được cải thiện
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế
- Gia nhập G8
c/ Khó khăn
- Phân hóa giàu nghèo
- Chảy máu chất xám
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Là ngành xương sống của KT LB Nga
- Cơ cấu đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại
- CN khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu TG về khai thác
- Công nghiệp truyền thống:
+ Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy , gỗ,…
+ Phân bố: ĐB Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường GT
- Công nghiệp hiện đại:
+ Các ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. CN quốc phòng là thế mạnh
+ Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….
2. Nông nghiệp: có sự tăng trưởng
- Thuận lợi: đất rộng => phát triển trồng trọt và chăn nuôi
- SX lương thực 78,2 triệu tấn và XK 10 triệu tấn (2005)
3. Dịch vụ
- GTVT: tương đối phát triển:
+ Hệ thổng đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia
+ Thủ đô Moscow với hệ thống xe điện ngầm
- Kinh tế đối ngoại liên tục tăng, xuất siêu
- Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc –pua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước
III. Một số vùng kinh tế (SGK)
IV. Quan hệ Nga Việt trong bối cảnh quốc tế mới
- Mối quan hệ 2 nước là mối quan hệ truyền thống tiếp nối mối quan hệ Xô _Việt trứơc đây
-Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật


Địa lí 11 - Bài 7 Cơ bản - Liên minh Châu âu( 3 tiết)

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI

I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau WWII, các nước Tây Âu tăng cường liên kết
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu
- 1958: cộng đồng nguyên tử
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước
2. Mục đích và thể chế của EU
- Mục đích:
+ Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên
+ Tăng cường hợp tác, liên kết KT, luật pháp, an ninh và ngoại giao
- Thể chế:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện
+ Hội đồng bộ trưởng
+ Ủy ban liên minh


II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầy thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền ơ-rô => EU trở thành trung tâm KT hàng đầu TG
- Vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước
2. Tổ chức thương mại hàng đầu
- KT EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế
- EU dẫn đầu TG về thương mại
- EU là bạn hàng lớn nấht của các nước đang phát triển
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản

TIẾT 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Thị trường chung Châu Âu
1. Tự do lưu thông
- 1993, EU htiết lập thị trường chung
a/ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc
b/ Tự do lưu thông dịch vụ
c/ Tự do lưu thông hàng hóa
d/ Tự do lưu thông tiền vốn
2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu
- 1999: chính thức lưu thông
- 2004: 13 thành viên sử dụng
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh
+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
+ Thậun lợi việc chuyển vốn
+ Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp
II. Hợp trong sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay Airbus
- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ
2. Đường hầm giao thông Măng-sơ
- Nối liền nước Anh với lục địa hoàn tàhnh vào 1994
- Lợi ích:
+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại
+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không
III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)
1. Khái niệm
Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
Hình thành tại biện giới Hà Lan, Đức và Bỉ


TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Nằm ở trung tâm châu Âu
=> thuân lợi thông thương với các nước khác, cầu nối giữa Đông Tây Bắc Nam của châu Âu
- KH: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng => du lịch
- Nghèo KS, đáng kể là than và muối mỏ
II. Dân cư và xã hội
- Mức sống cao
- Dân số già, tỉ suất sinh thấp => chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích gia đình đông con.
- DS tăng chủ yếu do nhập cư
- Giáo dục đào tạo được chú trọng
III. Kinh tế
1. Khái quát
- Là cường quốc KT, đang có xu hướng chuyển từ nền KT CN sang nền KT tri thức
- Cơ cấu KT: DV chiếm chủ yếu 70%, NN và CN là 30%
2. Công nghiệp
- Nhiều ngành CN có vị trí cao
- Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại => sản phẩm chất lượng cao
- Người lao động sáng tạo
3. Nông nghiệp
- Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh
- Nổi tiếng là lúa mì, gia súc, sữa

Địa lí 11 - Bài 6 Cơ bản - Hợp chúng quốc Hoa Kì ( 2 tiết)

B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ

- Trung tâm Bắc Mĩ => lãnh thổ cân đối => thuận lợi cho phân bố SX và phát triển GT
- Bán đảo A-lax-ca và Haoai
2.Vị trí địa lí

- Nắm ở Tây bán cầu
- Giữa 2 đại dương: Thái Bình Dương
- Tiếp giáp Canada và Mĩ Latinh
II. Điều kiện tự nhiên

1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ 

 
2. A-la-xca và Haoai
- A-la-xca: đồi núi, giàu có về dầu khí
- Haoai: nằm giữa Thái Bình Dương, phát triển du lịch và hải sản

III. Dân cư

1. Gia tăng dân số

- Dân số đứng thứ 3 TG
- DS tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động
2. Thành phần dân cư

- Đa dạng:
+ Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu
+ Gốc chấu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh
+ Dân Anhđiêng còn 3 triệu người
3. Phân bố dân cư

- Tập trung ở :
+ Vùng Đông Bắc và ven biển
+ Sống chủ yếu ở các đô thị
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phíaNam và ven TBD


TIẾT 2: KINH TẾ

I. Qui mô nền kinh tế
- Đứng đầu TG
II. Các ngành kinh tế

1. Dịch vụ:
phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004
a/ Ngoại thương

- Đứng đầu TG
b/ Giao thông vận tải

- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất TG
c/ Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch

- Ngành ngân hàng và tài chính hạot động khắp TG, tạo nguồn thu và lợi thế cho KT Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại
- Ngành DL phát triển mạnh
2. Công nghiệp:
là ngành tạo nguồn hàng XK chủ yếu
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004
- 3 nhóm:
+ CN chế biến chiếm chủ yếu về xuất khẩu và lao động
+ CN điện
+ CN khai khoáng
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng
các ngành hiện đại
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống
+ Hiện nay: mở rộng xuống phái nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại
3. Nông nghiệp
: đứng hàng đầu TG
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ NN
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ => các vành đai chuyên canh -> vùng SX nhiều lọai nông sản theo mùa vụ
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng
- Nền NN hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh
- Là nước XK nông sản lớn
- NN cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến

Địa lí 11 - Bài 5 Cơ bản - Một số vấn đề châu lục và khu vực ( 3 tiết)

BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI






=> khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên
II. Một số vấn đề dân cư và xã hội

- Tỉ suất sinh cao nên DS tăng nhanh
- Tuổi thọ TB thấp
- Dịch bện HIV
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục
- Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật
=> được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ
chức TG
III. Một số vấn đề Kinh tế

- Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển
- Nguyên nhân:
+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân
+ Xung đột, chính phủ yếu kém,….
- Nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực



TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH

I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Tự nhiên

* Thuận lơi:
- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây CN và cây ăn quả nhiệt đới
* Khó khăn:
- Khai thác nhiều
2. Dân cư và xã hội

- Dân cư còn nghèo đói
- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn
- Đô thị hóa tự phát => đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng vấn đề XH và phát triển KT

II. Một số vấn đề Kinh tế

- Tốc độ phát triển KT không đều, chậm thiếu ổn định
- Nợ nước ngòai lớn
- Nguyên nhân:
+ Tình hình chính trị thiếu ổn định
+ Các thế lực bảo thủ cản trở
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển KT-XH độc lập, tự chủ
- Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang cải cách



TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA

KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:

có vị trí địa – chính trị quan trọng
1/ Tây Nam Á

- Diện tích 7 triệu km2 với 313 triệu người
- Tài nguyên chủ yếu dầu khí tập trung qunah vịnh Pec-xich
- Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh
- Hiện nay đa số dân cư theo đaọ Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái =>mất ổn định
2/ Trung Á

- Khub vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
- Khí hậu khô hạn =>trồng bông và cây CN
- Các thảo nguyên chăn thả gia súc
- Khu vực đa sắc tộc, mật độ DS thấp
- Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đaọ Hồi
- Giao thoa văn minh phương Đông và Tây

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% TG => nguồn cung chính cho TG
=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng

bố

- Nguyên nhân:
+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên
+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan
- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng

Địa lí 11 - Bài 1,2,3 Cơ bản ( Mỗi bài 1 tiết)

BÀI 1:
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. Sự phân chia TG thành các nhóm nước
- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển
- Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp
- Các nước phát triển thì ngược lại
- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về CN gọi là các
nước công nghiệp mới (NICs)

II. Sự tương phản về trình độ phát triển KT _XH của các nhóm nước
- GDP BQĐN chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển
- Trong cơ cấu KT,
+ các nước phát triển KV dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, NN rất nhỏ
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành NN còn cao
- Tuổi thọ TB các nước phát triển > các nước đang phát triển
- HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển

III. Cuộc CM KH và CN hiện đại
- Cuối thế kỷ XX, đầu TK XXI, CM KH và CN hiện đại xuất hiện
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao
+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
+ Bốn trụ cột:
* Công nghệ sinh học
* Công nghệ vật liệu
* Công nghệ năng lượng
* Công nghệ thông tin
=> nền KT tri thức


BÀI 2:
XU HƯỚNG TÒAN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. Xu hướng toàn cầu hóa
- Là quá trình liên kết các quốc gia về KT, văn hóa, khoa học,..
1. Tòan cầu hóa về kinh tế
a/ Thương mại phát triển
b/ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
c/ Thị trường tài chính mở rộng
d/ Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
2/ Hệ quả của toàn cầu hóa
- Tích cực: thúc đẩy SX phát triển, tăng trưởng KT, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế
- Thách thức: gia tăng khỏang cách giàu nghèo
II. Xu hướng khu vực hóa KT
1. Các tổ chức liên kết KT khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên TG, những quốc gia tương đồng về văn hóa, XG, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích
- Các tổ chức liên kết KV
2/ Hệ quả của khu vực hóa KT
- Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng KT, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường tòan cầu hóa KT
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền KT, quyền lực quốc gia


BÀI 3:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

I. Dân số
1. Bùng nổ DS
- DS TG tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX
- DS bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển
2. Già hóa dân số
- DS TG có xu hướng già đi:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng
II. Môi trừơng
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và Suy giảm tầng ô dôn
- Lượng CO2 tăng => hiệu ứng nhà kính tăng => nhiệt độ Trái đất tăng
- Khí thải từ SX CN và sinh hoạt => mưa axit => tầng ôdôn mỏng và thủng
2. Ô nhiễm MT nước ngọt, biển và
đại dương
- Chất thải CN và sinh hoạt chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông hồ => ô nhiễm => thiếu nước sạch
- Chất thải CN chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu => MT biển chịu nhiều tổn thất
3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức => sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng => mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, htuốc, nguyên liệu SX…
III. Một số vấn đề khác
- Khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Sửng sốt trước 20 dàn máy tính "độc nhất vô nhị"

Sửng sốt trước 20 dàn máy tính "độc nhất vô nhị"


Mỗi chiếc máy tính đều là một tác phẩm nghệ thuật đấy teen nhé!
Không chỉ hiếm có khó tìm, nhiều bộ vỏ máy tính còn nổi bật năng khiếu thẩm mỹ của tác giả và xóa bỏ sự nhàm chán của những khung hình hộp bằng kim loại truyền thống. Hơn nữa, đối với dân "mod case" thì điều tuyệt vời nhất chính là thực hiện những dàn máy cực đỉnh từ các vật dụng thông thường nhất.


Tay chơi Ben Lzica đã biến cả một bom bia thành case máy tính.


Hệ thống phần cứng trong bộ cánh piano đẹp mắt.

Case PC siêu bền làm bằng bê tông cốt thép.

Một thiết bị mang hình dáng xe đua của Batman.

Thùng đựng máy tính theo phong cách máy động cơ hơi nước.

Chiếc mô-tô trang trí rất nhiều đèn sáng choang.

Nhà thiết kế sơn sửa dàn máy tính thành chiếc xe buýt ấn tượng.

Sự kết hợp giữa máy nướng thịt và quả bóng Fifa.

Tác phẩm siêu "chất" của một người đam mê tốc độ.

Thiết bị mô phỏng theo hình dạng chiếc bếp đa năng.

Người ta có thể lái chiếc máy tính này vi vu ngoài đường nhá.

Mẫu kim tự tháp trong suốt, tản nhiệt nước và nhiều đèn trang trí.

Dàn máy được biến hóa thành phi thuyền không gian cực đỉnh.

Vỏ ngoài máy tính dưới hình dạng chiếc đài cassette ấn tượng.

Người máy biến hình Optimus hóa thân thành một dàn máy tính.

Chiếc lò vi sóng có hẳn màn hình LCD to đùng.

Bộ cánh kiểu súng máy "độc nhất vô nhị".

Linh kiện máy tính được đưa vào chiếc bánh xe, có hẳn ống xả nữa í!

Cảm hứng từ những chiếc máy nướng bánh mì.

Người máy Wall-E được thực hiện trong 18 ngày bởi một tác giả người Nga.

Kenh14

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Tổng ôn 6 - Ôn thi ĐH môn hóa [ Xem Video và Download ]

Tổng ôn 6 - Ôn thi ĐH môn hóa bài 39,40
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 01,02 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 03,04 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 05,06 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 07,08 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 09,10 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 11,12 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 13,14 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 15,16 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 17,18 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 19,20 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 21,22 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 23,24 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 25,26 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 27,28 : Xem Video -Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 29,30 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 31,32 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 33,34 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 35,36 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 37,38 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 39,40 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 41,42 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 43,44 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Hóa học bài 45,46 : Xem Video- Download : D-Link / Mediafire

Bài giảng về " Dao động điều hòa " Ôn thi ĐH Vật lí 2011

Ôn thi Đại học môn Vật Lí bài 1,2 - Dao động điều hòa P1
Toàn bộ bài giảng Ôn thi đại học môn Vật Lí năm 2011 năm 2011 của HTV 4
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 01,02 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 03,04 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 05,06 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 07,08 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 09,10 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 11,12 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 13,14 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 15,16 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 17,18 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 19,20 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 21,22 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 23,24 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 25,26 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 27,28 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 29,30 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 31,32 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Ôn thi ĐH môn Vật Lí năm 2011 bài 33,34 : Xem Video - Download : D-Link / Mediafire
Hướng dẫn giải đề thi đại học năm 2011 môn Vật lí : Xem Video - Download : D-Link

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Hồi kết một cuộc rượt đuổi - Truyện ngắn khá hay từ " Trà sữa tâm hồn "

[ND-SKT]- Bây giờ tôi đang ngồi trên bàn máy tính và đánh máy " sao chép lại " nguyên văn một truyện ngắn của "Trà sữa cho tâm hồn" một ấn phẩm cuốn hút giới trẻ của báo Hoa học trò. Khi tôi tình cờ lật trang 17 của báo số 70/ tháng 7, đọc được câu chuyện, chính xác hơn là tâm sự tình yêu của tuổi mới lớn mang tên "Hồi kết một cuộc rượt đuổi".Tuy chưa được sự đồng ý của quý báo, nhưng tôi xin mạo muội đăng câu chuyện lên cho các bạn cùng cảm nhận.
Mister
  Tôi không tự phụ và kiêm ngạo về bản thân. Chỉ đơn giản tôi biết rõ sức hút của mình. Gương mặt dễ nhìn, chơi giỏi một môn thể thao và mồm mép một chút, đạt danh hiệu Mister khi chân ướt chân ráo bước vào trường. Tất cả nhưng điều đó khiến tôi không thể tin vào một điều mà mọi người bàn tán - tôi là chàng trai nổi bật nhất trường trung học này. Tôi có sức hút với hội con gái từ cô nàng nổi bật, thích sự góp mặt cuât tôi trong mọi cuộc vui. Đến cả nhưng cô nàng bình thường thích ẩn mình trong lớp và xem việc nhìn lén tôi nhưng mộ món nhâm nhi cho cảm xúc không thể thiểu mỗi ngày. Ai mà biết được, có thể họ còn viết về tôi trong nhật kí ấy chứ. Nhưng tôi cũng chắc chắn rằng mình chẳng giành tình cảm đặc biệt cho ai trong số đó cả. Tôi chỉ quan tâm đến một người, nhưng khá là trêu người, cô bạn đó chẳng có vẻ gì là để ý đến sự hiện diện của tôi cả.

   Linh giang học chung khối, nhưng khác lớp và là bí thư của lớp đó. Cô bạn đạt danh hiệu Miss toàn trường cùng năm thi với tôi. Tôi chỉ gạp mặt cô bạn vào mỗi buổi học thêm ngoại ngữ mà hai đứa đăng kí chung lớp. Ba buổi một tuần và mỗi buổi hai tiếng. Ngoài ra tôi còn nhìn còn ấy vài giây vào mỗi buổi trưa tan học. Khi giang chạy sang lớp tôi để đợi Ngọc Khanh về chung. Linh giang và cậu ấy là bạn thân từ hồi cấp hai.
  Cô  bạn ấy rất đặc biệt, đối với cái nhân tôi. Không như những cô búp bê đầu rỗng. Nhưng cũng không phải như những cô nàng mọt sách nhàm chán nhút nhát. Linh Giang như một bức tranh rực rỡ đủ màu sắc chưa bao giờ làm cho người khác cảm thấy bớt thú vị. Cô bạn thích bóng đá và trong một buổi học ngoại ngữ, cậu ấy đã đùa về gương mặt răng vẩu vủa Ronaldinho. Lần đó tôi cười chảy cả nhước mắt. Và hiếm có ai làm tôi cười thoải mái một cách tự nhiên như vậy.
- Nhưng anh ấy đá bóng thật tuyệt vời. Điều đó khiên Ronaldinho cuốn hút hơn cả một siêu mẫu.
  Linh Giang kết thúc câu chuyenj truwocskhi quay trở lại bài dịch của mình. Bấy nhiêu đó thôi cũng làm tôi bị ấn tượng.
  Tôi không phải là một chàng trai nhút nhát. Vậy nên tôi đã chẳng ngại gì rủ cô bạn đi chơi, xem phim, ăn kem.... nhưng cậu ấy đều lắc đầu. Tôi tặng một bó hồng, gấu bông, lắc tay... xũng bị cậu ấy chối từ. Chưa có ại lại cho tôi cảm giác lạnh-giá-Bắc-cực như thế. Điều đó khiến lòng kiêu hãnh của Mister bị sứt mẻ. Và tôi cố gắng phục hồi nó bằng thêm nữa những nỗ lực như vô tình xuất hiện trước mặt cậu ấy, rut cậu ấy đi xem phim nhiều hơn, tặng những món quà nhỏ nhiều hơn. Nhưng cô bạn vẫn cho tôi ăn bánh bơ, đội mũ phớt dài hạn. Hai đứa cứ như thi gan với nhau xem ai thua cuộc trước. Tôi như đang trong cuộc đua vớt niềm kiêu hãnh của mình chứ không phải thích cô bạn như ban đầu nữa. 
  Lần đầu tiên Linh Giang nhận lời mời đi chơi riêng với tôi là để nói cho rõ ràng mọi chuyện. Chúng tôi vào một cửa hàng Donut and Coffe.
  - Phong này, chúng ta chấm dứt chuyện này ở đây đi, được không? Tôi không thích cậu. Cậu cũng biết điều đó mà.
   - Nhưng tớ thích cậu.
   - Tôi không dám chắc một phần trăng về điều đó đâu.
  Tôi nhún vai. Giang nhấp một ngụm cà phê sữa.
   - Tớ nhắc lại nhé ! Chúng ta chấm dứt câu chuyện này ở đây thôi. Cậu có làm gì nữa cũng vậy mà thôi. tớ thích một người khác rồi.
  Khi câu nói cuối cùng, Giang khẽ mìm cười. Nụ cười ngượng ngùng nhưng vui sướng của một cô gái khi nói về bí mật của họ không thể nhầm lẫn. Vì vây tôi không thể cho rằng cô bạn đang nói dỗi.

Miss
  Phong không còn bám đuôi tôi nữa. Điều đó khiến tôi thấy cuộn sống của mình dễ thở hơn.  Dẫu vậy, đâu đó tận sâu thẳm, tôi cảm thấy có lỗi với cậu ấy. Phong cũng đâu có làm gì sai. Chỉ là cậu ấy thích tôi mà thôi. Chẳng ai điều khiển được cái đó cả. Nhưng thứ tình cảm săn đón đó làm tôi thấy gò bó và không an toàn. Thứ tình cảm ấy khiên tôi mất tự do.
  Trước khi phong nói rằng cậu ấy thích tôi, mỗi quan hệ hai đứa vẫn là bạn bè. Thậm chí là khá tốt. Đành rằng cậu ta hơi tự phụ một chút, nhưng nhìn chung vẫn là một cậu bạn khá thú vị. Nhưng sau đó, tôi gần như không nói chuyện hay tiếp xúc với câu ta quá gần trừ trường hợp bất khả kháng. Bạn không thể là bạn đơn thần với người mà bạn thích hay thích bạn được. Đó là chuyện không thể. Vì lẽ dĩ nhiên, thứ tình cảm đó khác với tình cảm bạn bè. Cảm xúc khác, hành động sẽ khác đi.
  Khanh có lần hỏi tôi về chuyện này khi hai đứa đi học về chung trên xe buýt.
   - Cậu với Phong sao rồi?
   - Chả sao cả.
  Câu chuyện dừng ở đó mà không ai nói gì thêm.
  Chẳng biết khanh đang nghĩ gì, còn tôi đang nghĩ về cậu ấy.
  Tôi không còn nhớ hai đứa chúng tôi quen biết nhau thế nào. Cũng chưa bao giờ tôi ngồi đếm chính xác thời gian hai đứa làm bạn với nhau là bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày. Tôi cũng chẳng rõ mình thích cậu ấy bắt đầu từ lúc nào. Đó có lẽ là khi tôi nhận ra rằng mình thích hết mọi thứ về cậu ấy. Tội thích cái dáng cao, gầy, gương mặt có chút gì đó trẻ con và đôi khi lơ đãng, chẳng quan tâm gì đến mọi thứ xung quanh. Tôi thích nhất mỗi khi cậu ấy cười. Đội mặt một mĩ đáng yêu sẽ thành một đường kẻ thân thiện và nhụ cười thơ trẻ. Những chi tiết ấy thực sự đặc biệt.
  Tôi thích bản thân mình khi bên Khanh. Trước mặt người khác, chẳng biết tôi hòa đồng niền nã thể nào, hay dịu dàng cá tính, chín chắn làm ra sao. Nhưng ở sâu thẳm, tôi biết ở một góc khuất khác, mình là một đứa con gái ngang bướng và cứng đầu. Chỉ có Khanh mới khiến tôi đủ thoải mãi để bộc lộ cá nét tính cách mà mỗi người phải giấu đi trong môi trường xã giao. Và chỉ Khanh mới khiến tôi tự tin rằng, cậu ấy sẵn lòng "chịu đựng" cái khuyết điểm ấy trong tôi và thâm chí nhìn nhận nó như một điểm dễ thương. Như một ngày gần đến kì thi cuối học kì nảy lửa của năm Mười một, tôi quăng cuốn tập Hóa qua một bên nhăn nhó.
   - Muốn nghỉ học quá !
   - Thì nghỉ đi
   - Nghỉ học rồi tớ làm cái gì? Dáng tớ thì không bốc vác hay thợ hồ được rồi. Mà nghĩ học sớm chỉ có nước ... lấy chồng sớm. Tớ không thích.
   - Vậy thì đừng nghỉ học nữa.
  Tôi liếc xéo Khanh một cái. Nhưng câu ấy chỉ khẽ mỉm cười. Nụ cười dễ thương quá chùng nên tôi mỉm cười theo. Lúc náo Khanh cũng vậy, không lên lớp rao giảng. Cậu ấy chỉ gợi ý để tôi tự suy nghĩ hoặc dập tắt sự bất đồng của tôi một cách bình thản như vậy. Như một que kem giữa một trưa mùa hè nóng bức hanh hao.
  Sự kiêu kì của con gái nói chung và nỗi sợ bị tổn thương của cái nhân tôi nói riêng đã ngăn cản tôi nói với cậu ấy ba-từ-quan-trọng. . .. ( Còn nữa)

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Cô bạn đạt 9.0 IELTS chia sẻ bí quyết ‘nuốt’ môn Anh

Xem phim và nghe nhạc chính là cách ôn luyện thật đơn giản mà cô bạn Hà Trang dùng để đạt được số điểm tuyệt đối 9.0 trong phần thi Listening IELTS.
Trang (phải) chụp ảnh với bạn cùng lớp của mình.
Không chỉ có năng khiếu ngoại ngữ, Trang còn là một tài năng âm nhạc. Phải nói rằng, cô bé đã dành khá nhiều thời gian cho việc luyện tập piano và violin, kèm theo lịch học dày đặc cả ngày ở trường, Trang cũng không có nhiều thời gian tự “cày” cho bản thân mình. Chủ yếu là khi đi học thêm tiếng Anh, Trang tập trung nghe lời cô giảng và rút ra mẹo làm bài cho riêng mình.
Cách học tiếng Anh của Trang cũng rất đơn giản, luôn phải tận dụng triệt để thời gian để xem phim và nghe nhạc bằng tiếng Anh. Mặc dù không có nhiều thời gian rảnh rỗi, song Trang thường tranh thủ những lúc làm việc nhà, vừa làm vừa luyện nghe trên các chương trình nước ngoài như CNN, BBC hay Discovery. Khi xem phim, không nhất thiết là phải nghe và hiểu hết. Quan trọng nhất là bắt được giọng (accent) và ngữ âm của người nói, sau này khi quen dần ta sẽ hiểu được nội dung giao tiếp như một phản xạ - Trang chia sẻ.


Trang còn bật mí rằng: “Một bài listening thường có 4 phần. Câu hỏi dù khó hay dễ đều tương ứng với 1 điểm. Phần 1 luôn là phần ít gây cản trở và dễ ăn điểm nhất. Nhưng Trang vẫn thấy có rất nhiều bạn chủ quan khi làm phần này. Nhiều bạn vội vàng điền kết quả trong khi chưa nghe hết dữ kiện. Thông tin quan trọng có thể sẽ nằm ở vế sau của câu.”
Trước khi làm bài, người coi thi sẽ cho chúng ta một hai phút để nhìn lướt qua đề bài. Việc đọc lướt đề cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng ít nhiều đến đáp án của bạn. Theo Trang, kĩ năng này chủ yếu là để nắm được mục đích của câu hỏi và sau đó dự đoán đáp án. Tuy nhiên, tránh đọc tỉ mỉ chi tiết và dành quá nhiều thời gian vào việc đoán đáp án, vì như vậy sẽ không còn thời gian để đọc lướt qua những phần sau, nhất là phần 3 và phần 4.
Việc xác định dạng thông tin cần điền cũng nên đặc biệt chú ý với những câu hỏi "What, When, Where, Why"…, các bạn có được định hướng rõ ràng để chọn lựa đáp án chính xác. Bên cạnh đó, Trang còn khuyên nhỏ các bạn không nên quá lúng túng nếu như bỏ lỡ mất một câu hỏi, bởi nó sẽ khiến bạn không nghe kịp những câu sau.

Đặc biệt các bạn cũng phải nghỉ ngơi, thư giãn mỗi khi học bài xong, còn nếu bài tập quá nhiều thì hãy dành chút xíu thời gian (tầm 5 đến 10 phút) đi loanh quanh trong phòng, hoặc làm bất cứ việc gì khác để đầu óc của bạn cũng được "giải lao".
Đó là toàn bộ những bí quyết mà Trang thu nhặt được trong quá trình học để đạt được điểm số cao. Trang còn bật mí dự định sẽ đi du học Mỹ vào tháng 7 sắp tới. Khi trở về Trang sẽ tiếp tục thi lại IELTS để đạt được số điểm cao hơn nữa.
Vài nét về Hà Trang
Họ tên: Nguyễn Phạm Hà Trang
Ngày sinh: 23/6/1995
Trường: Lớp 10A1 – Newton Grammar School
Năng khiếu: Vẽ tranh, Chơi violin, piano và học Tiếng Anh
Thành tích:
- Giải Nhì cuộc thi vẽ tranh: “Em yêu Hà Nội”
- Đạt điểm số SLEP - Giao lưu văn hóa Mĩ: 63/68
- IELTS đạt 9.0 Listening.
Nguồn : Kênh 14

Việt Nam giành 12 huy chương Olympic quốc tế


Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD & ĐT) cho biết, đoàn học sinh tham gia Olympic Vật lý quốc tế 2011 và Olympic Sinh học quốc tế 2011, Olympic Hóa học quốc tế 2011 đều giành được kết quả cao.
Cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 42 (diễn ra tại Thái Lan), có sự tham gia của hơn 400 học sinh đã kết thúc vào ngày hôm nay. Theo đó, đoàn Việt Nam đã giành được 5 huy chương, trong đó có một huy chương vàng thuộc về chàng trai đến từ xứ nghệ Nguyễn Huy Hoàng (lớp 12A3 trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).
Nguyễn Huy Hoàng đã giành chiến thắng tại Olympic Vật lý quốc tế.
Nguyễn Huy Hoàng đã giành được huy chương Đồng cuộc thi Olympic Vật lý Châu Á, tổ chức tại Israel năm 2010. Hoàng từng đạt các danh hiệu học sinh giỏi quốc gia môn Vật lí với giải Nhì năm học lớp 11, giải Nhất năm học lớp 12.
Hai huy chương bạc thuộc về Nguyễn Đình Hội, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An và Hoàng Lê Phương, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Thành phố Đà Nẵng.
Bạn Lê Huy Quang, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Đinh Huy Hồng Quân, học sinh lớp 12 Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG TP.HCM đều giành Huy chương Đồng.
Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế 2011 (diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ), đoàn học sinh Việt Nam tham dự giành 4 huy chương, trong đó có 2 bạc và 2 đồng.

Bạn Trần Thị Ngọc Quý, học sinh lớp 12, trường phổ thông năng khiếu, ĐHQG TP.HCM và Phạm Đăng Huy, học sinh lớp 11, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng đã xuất sắc giành 2 huy chương bạc Olympic Hóa học quốc tế 2011.

Hai em đạt huy chương đồng là Phạm Minh Đức, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam và Võ Duy Việt, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định.

Đoàn Olympic Sinh học (diễn ra tại Đài Loan) có 3 giải thưởng, trong đó có 3 huy chương đồng và một bằng khen.

Ba teen đạt huy chương đồng bao gồm: Nguyễn Trung Kiên, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội; Trương Thị Phương Thảo, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng; Nguyễn Thu Trang: học sinh lớp 11, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.

Bạn Đặng Thu Trang lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định được bằng khen.

Theo Bưu Điện Việt Nam

Trao đổi - Hỏi đáp kiến thức và tài liệu học tập

Tại đây các bạn có thể hỏi đáp trao đổi các bài tập, kinh nghiệm học tập....
Sau này sẽ có các bài trao đổi riêng cho từng mục, tạm thời bây giờ có gì thắc mắc hay trao đổi các bạn comment ngay vào bài viết này. Mong các bạn thông cảm
Tuổi trẻ chúng ta cố gắng hết sức, sáng tạo hết mình sự phát triển của đất nước sau này !

Nhìn nhận Game Online và Các phương thức để từ bỏ chơi game


Gần đây, báo chí nhắc nhiều đến tác hại của game online (GO) đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến giới trẻ theo chiều hướng xấu đi. Xã hội ảo này đã cuốn hút biết bao người tham gia, phần lơn đang ở tuổi học trò. Tôi cũng đã từng tham gia chơi GO, nên ít nhiều tôi cũng biết đến tác hại của GO đến bản thân và gia đình, nói đến lợi ích thì chả được bao nhiêu, nhưng tác hại thì vô cùng nhiều :
- GO là hệ thống trò chơi tương tác, ở trong đó mọi thứ đều ảo, nhưng được mua bằng tiền thật, có nhiều người phải bỏ ra hàng trăm, đến hàng triệu để mua những trang bị trong GO, dẫu vẫn biết rằng chúng chỉ là ảo mà thôi. Vâng, tác hại tôi muốn nói ở đây chính là gây thiệt hại lớn và tiền của trong gia đình mà không mang lợi ích gì cả.
- Một khi đã nghiện GO, rất khó bỏ, đi đâu, làm việc gì, ở chỗ nào cũng nghĩ đến game. Chỗ nào có người bàn luận về GO mà mình tham gia thì tham gia trò chuyện rất sôi nối, nói ra xấu hổ, ngày xưa tôi quên cả bữa trưa khi ngồi nói chuyện với hai bạn game khác. Khi bạn luận về game, người ngoài cuộc nhìn nhận và đánh giá con người mình sẽ không có hình ảnh tốt đẹp nào cả.
- Khi suy nghĩ đến Game nhiều như vậy, tôi cảm thấy rằng trí nhớ của mình dần giảm đi rất nhiều, dù vẫn học hành, làm việc, ăn uống bình thường. Nhận thức của bản thân về vấn đề xung quanh không được nhạy bén như xưa nữa, có thể nói, GO làm cho đầu óc mình "đần độn" đi.
- Bạn bè tôi, vì không có tiền chơi game và mua trang bị trong game, nó đã rút tiền cha mẹ, có lẽ nó còn chút lương tri khi nghe mẹ than phiền, nó lại đi cướp giật ngoài đường, số phận của nó đã định ngày trong tương lai ngồi trong "nhà đá" - điều này tôi biết, nó cũng biết, nhưng làm thế nào được khi nó đã nghiện game. Lại nhớ, mấy ngày trước báo có đưa tin, nhiều người bị loạn dâm khi tham gia game sex hay giết người khi tưởng rằng mình đang sống trong xã hội không pháp luật - xã hội ảo. Giờ đây, tôi có thể xếp game online vào một trong những tệ nạn nguy hiểm của xã hội và tệ nạn này sinh ra các tệ nạn khác như cướp bóc, phá hoại,....giết người.
Bỏ game bạn nghĩ là rất khó, nhưng tôi lại thấy dễ khi tôi đã quyết tâm, tôi nghĩ bạn cũng vậy. Dưới đây tôi đưa ra một số cách, bạn thử đọc qua, có thể giúp bạn phần nào không ?
- Đâu tiên, bạn có muốn bỏ game hay không ? Nếu muốn bỏ, quyết tâm bỏ, xin mời bạn kéo xuống xem tiếp, nếu không mời bạn xem bài khác. Bởi bạn không muốn bỏ thì không có cách gì để giúp bạn bỏ game cả !
- Là con người, tôi nghĩ ai cũng có tình cảm, tình yêu thương. Nếu gia đình bạn thuộc diện trung bình, nghèo. Khi bạn muốn chơi game, không thể kìm lòng được, bạn hãy nghĩ đến những người xung quanh bạn, yêu thương bạn có thế là người mẹ vất vả ganh rong mỗi ngày, cũng có thể là người cha lặn lội đạp xe đạp ngày hè nắng gắt để kiếm gạo nuôi con,,..... nhiều lắm, mỗi người có một gia đình, có một hoàn cảnh riêng, nỗi khổ riêng, bạn phải biết được những điều đó thì may ra lòng bạn sẽ kéo bạn lại mỗi khi bạn ngồi gần máy tính. Không nhất thiết phải nghĩ đến gia đình, có khi bạn nghĩ đến "nhỏ" trong lớp mà bạn mếm và bạn phải nghĩ rằng : " Mình phải tạo hình ảnh đẹp trong mắt cô ấy". Tôi cũng có một người bạn, chơi game cũng rất lâu rồi, gia đình dù có mắng, cấm thế nào thì ảnh vẫn chơi game. Nhưng chỉ một câu nói :" Bồ nghỉ game đi " của nhỏ cùng bàn lại có sức mạnh thần kì đến như vậy. Anh ta chẳng đụng tới game nữa. Phải đặt vào vị trí của anh ta may ra mình mới biết được sức mạnh của lời nói vừa rồi bạn nhỉ ? Vậy nên bạn nào có " ấy " của mình đang chơi game, thì có lẽ bạn là người tác động "ấy ấy" của bạn bỏ game hiệu quả nhất đấy.
- Bạn có thể tự viết lên tường, tờ giấy to dán ngay đầu màn hình máy tính dòng chữ nhắc nhở như " Không bao giờ được chơi game online nữa", " Quyết không chơi game", .... hay tự hứa với cha mẹ hoặc ấy của mình là không chơi nữa, bạn tự hứa thì bạn sẽ có trách nhiệm với lời hứa hơn là người khác ép.
- Bạn có thể tìm hiểu một số hoạt động khác bên ngoài, hay nói cách khác là tạo cho mình đam mê lành mạnh khác. Nếu bạn vẫn không thể rời khỏi chiếc máy tính thì hãy xóa tất cả các chương trình game, biểu tượng, hình ảnh khiến mình nhớ đến game. Bạn không nên phá hư máy. Vậy không có tác dụng. Khi bạn thích dùng máy tình, chạy vèo ra quán ngay. Mà ra đấy, thấy người ta chơi, mình thèm sao chịu nổi !. Bạn có thể đọc báo, chat có thời hạn với bạn bè ( không phải bạn game nha ), làm blog, làm web, nghe nhạc, xem ti vi, .....
- Nếu là kì nghỉ hè, tôi nghĩ bạn có thể về vùng quê chơi, với quyết tâm " thời gian này mình sẽ nghỉ game", theo đó bạn cố gắng hạn chế dần hình ảnh của game xuất hiện trong đâu đi bạn nhé.
- Bạn thử nghĩ xem, lúc trẻ bạn ăn chơi lêu lổng, không chịu học hành tiến thân, lúc về già sẽ thế nào ?
- Khi đã bỏ được game rồi, bạn đừng bao giờ chơi trở lại nhé, dù chỉ là thử. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC!
Ngay bây giờ, bạn có thể từ bỏ GO rồi đấy, nhưng trước khi từ bỏ hãy tạm biệt những ngượi bạn trên game một cách đàng hoàng nhé, tôi nghĩ nó cũng sẽ giúp bạn bớt luyến tiếc hơn đấy.

Bạn còn cách nào có thể giúp các bạn trẻ bỏ GO hãy gửi cho tôi : nguyenduc308.268@gmail.com hoặc đăng ngay dưới bài viết này.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Tâm sự của Nguyễn Du qua bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí "

Tâm sự của Nguyễn Du qua bài thơ Độc Tiểu Thanh ký :

Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký được Nguyễn Du sáng tác nhân đọc bài ký về nàng Tiểu Thanh. Sơ lược về cuộc đời nàng Tiểu Thanh như sau:

“Nàng Tiểu Thanh tức Phùng Văn Cơ (1594 - 1612) mồ côi từ nhỏ, được một bà sư nuôi và cho đi học, là người có nhan sắc và thông tuệ. Năm 16 tuổi, nàng lấy lẽ một công tử cũng họ Phùng, con nhà quyền quý nhưng ngốc nghếch. Người vợ cả độc ác, hay ghen ghét, bắt nàng ở riêng. Nàng cô đơn chỉ biết gửi lòng vào thơ từ, rồi sinh bệnh. Trước khi chết, nàng thuê họa sĩ đến vẽ hình. Nàng bắt họa sĩ vẽ đi vẽ lại cho đến khi được một bức họa lộng lẫy, có thần thái, rất sinh động. Khi nàng chết (18 tuổi) người chồng tìm được quyển thơ của nàng sáng tác và mấy bức chân dung đó. Người vợ cả biết chuyện đòi đưa ra. Người chồng giấu giữ lại bức vẽ có thần thái rồi trao mấy bức vẽ nháp cùng quyển thơ cho vợ. Bà vợ cả đốt hết. Về sau, do tình cờ, một người họ hàng nhà chồng tìm thấy mấy tờ giấy nàng gói quà cho con gái người giúp việc, đó lại chính là bản nháp thơ của nàng, bèn đưa khắc in và đặt tên tập thơ là Phần dư.”

Câu chuyện về cuộc đời nàng Tiểu Thanh đã gợi cảm hứng cho Nguyễn Du sáng tác bài thơ Độc Tiểu Thanh ký để nói lên nỗi lòng mình. Đây là một bài thơ tâm trạng, một tâm trạng u uất trong một hoàn cảnh rất tế nhị nên tác giả thể hiện tâm tư cũng rất kín đáo.

Ngẫm kỹ trong lời văn và trong ý tứ của bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, ta thấy Nguyễn Du không viếng nàng Tiểu Thanh mà chỉ viếng một tờ giấy. Ông cũng không đồng cảm chung chung với tất cả những gì liên quan đến cuộc đời nàng Tiểu Thanh mà chỉ đồng cảm với một phần đời của nàng thôi.

Tác giả quan niệm nàng Tiểu Thanh có hai phần đời: Phần nhan sắc được thể hiện qua bức tranh và phần văn chương được thể hiện qua tập thơ. Khi nàng chết đi, phần nhan sắc vẫn được người chồng yêu dấu, giữ gìn, còn phần văn chương của nàng hẩm hiu, đã bị đốt bỏ. Cái phần văn chương đó của nàng sở dĩ còn được người đời biết đến là nhờ tờ giấy nháp đã bỏ đi. Do đó, nhà thơ chỉ cảm thương cho phần đời văn chương của nàng mà cũng là cảm thương cho cái mệnh của văn chương nói chung trong đó có thơ ông. Bài thơ này ông sáng tác trên cái nền của cảm xúc đó.

Bài thơ mở đầu bằng việc tác giả chỉ viếng một tờ giấy, đó là tờ giấy nháp thơ được dùng để gói quà còn sót lại. Tờ giấy đó là hiện thân cho phần đời thơ của nàng đã bị người chồng rẻ rúng nên tác giả mới viếng nó:

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
( Trước cửa sổ, ta chỉ viếng một tờ giấy.)

Trong phần thực: tác giả nêu lên một hiện thực đau lòng là vẻ đẹp son phấn bên ngoài lại được người chồng nâng niu, quý mến cho đến cả sau khi chết. Còn văn chương, biểu hiện của tài năng, trí tuệ và tình cảm là những phẩm chất cao quý thì lại chịu phận hẩm hiu, bị rẻ rúng, phải nhờ vào tờ giấy nháp dùng để gói quà còn sót lại (phần dư) mà đến được với đời. Chúng ta hãy chú ý đến tình tiết tế nhị này trong câu chuyện về cuộc đời nàng Tiểu Thanh:

Nhan sắc : Bản chính - giữ lại, bản nháp - đốt bỏ.
Văn chương: Bản chính - đốt bỏ, bản nháp - giữ lại.

Và liên hệ với hai câu thơ trong phần thực:

Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
( Nhan sắc có thần thái nên được thương tiếc cả sau khi chết.
Văn chương mệnh hẩm nên phải nhờ vào phần còn sót lại. )

Đó là nghịch cảnh trớ trêu cho đời thơ của nàng Tiểu Thanh. Và đọc tiếp mấy câu sau, ta thấy đó cũng lại là nghịch cảnh trớ trêu với cả đời thơ của Nguyễn Du nữa.

Phần luận: tác giả luận về nguồn gốc khó hiểu của những oán hận, oan trái xưa nay ở đời, và chính ông cũng đang mắc phải nỗi oan kỳ lạ như thế. Biết rằng những nỗi oan như thế rất khó làm sáng tỏ nên ông buộc phải chấp nhận sống cùng oan trái:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
( Cái hận xưa nay khó hỏi trời cho rõ được,
Ta đành phải sống trong nỗi oan phong vận lạ kỳ. )

Phong vận là vận gió, vận nhất thời hay cũng có thể gọi là thời vận. Đó là cái vận do thời thế mang lại. Phong vận nằm trong câu văn này cho phép ta tin chắc rằng: Nỗi oan kỳ lạ mà ông buộc phải sống trong đó là nỗi oan trong đời văn chương của ông, nỗi oan này do thời thế mang lại.

Trong phần kết, ông viết:

Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Nguyễn Du cho rằng: Khi thời vận đổi thay, thì có thể người đời sẽ hiểu được ông. Và ông dự đoán khoảng thời gian đó là: Tam bách dư niên hậu tức hơn ba trăm năm sau. Hơn ba trăm năm là một khoảng thời vận theo quan niệm lúc đó của ông.

Vậy tại sao ông lại quan niệm một khoảng thời vận là hơn ba trăm năm? Ta thấy ý nghĩ này nung nấu tâm can tác giả kể từ câu mở đầu bài thơ:

Tây Hồ hoa uyển tận thành khư.
(Vườn hoa bên Hồ Tây đã trở nên hoang phế. )

Bài thơ khiến ta liên tưởng đến những biến cố của thời cuộc đang diễn ra trước mắt nhà thơ. Một triều đại từng một thời lừng lẫy đã vĩnh viễn đi khuất; những gì huy hoàng của triều đại đó, triều đại đã tồn tại hơn ba trăm năm với kinh đô đóng bên Hồ Tây (triều Lê), đã trở nên hoang phế. Triều đại tiếp theo (Quang Trung) cũng đã nhanh chóng ra đi. Và Nguyễn Du đoán rằng: Triều đại hiện thời (Nguyễn Gia Long) tồn tại lâu lắm cũng không thể quá cái thời hạn hơn ba trăm năm kia được.

Xét trong mạch tâm tư của Nguyễn Du thì quan niệm về khoảng thời vận của ông không phải lúc nào cũng như vậy. Trước đó mấy chục năm, trong bài Vị Hoàng doanh, ông viết:

Cổ kim vị kiến thiên niên quốc.
(Xưa nay chưa thấy nước ngàn năm. )

Nước theo quan niệm của người phong kiến là triều đại của một dòng họ nào đó chứ không phải là một vùng trên bản đồ địa lý như quan niệm hiện nay. Nguyễn Du viết bài Vị Hoàng doanh khi ông thấy doanh trại của quân đội Tây Sơn đóng bên sông Vị Hoàng. Khi đó, quân Tây Sơn đang mạnh, nên chắc là ông lấy thực tế ở Trung Quốc mà suy. Ở Trung Quốc, triều đại tồn tại lâu nhất là nhà Chu cũng mới 901 năm (1122 - 221 trước công nguyên).

Còn khi viết bài Độc Tiểu Thanh ký, triều đại Tây Sơn hùng mạnh năm nào đã không còn. Có lẽ Nguyễn Du đã lấy theo thực tế ở Việt Nam mà suy. Ở Việt Nam ta, từ khi giành được độc lập cho đến khi đó, vương triều tồn tại lâu nhất là triều Lê cũng chỉ 360 năm (1428 - 1788).

Lúc này, mệnh văn chương của ông đang gặp hồi hẩm. Nhưng ông tin rằng: Văn đạo của ông, tư tưởng của ông là đúng. Bây giờ người ta chưa hiểu ông, nhưng khi thời vận đổi thay, có thể sẽ có người hiểu ông, ông hy vọng vào điều đó. Ông tự nhận lấy sự cô độc của một người đi trước thời đại nên chưa được người đời hiểu đúng mình và tin chắc rằng: Sự đổi thay tất yếu sẽ xảy ra, vận hạn mới sẽ tới, khi đó sẽ có người hiểu đúng ông. Có lẽ vì thế mà nhà thơ tạo ra hai câu cuối thất niêm so với toàn bài chứ như tài chữ nghĩa của ông mà với ý đó, viết lại hai câu cuối cho đúng niêm luật chắc không đến nỗi quá khó. Hai câu này nói lên ước mong của nhà thơ ở một vận hội mới nên chúng không còn đơn giản xuôi theo niêm luật cũ nữa. Hình như nhà thơ dùng cả sự bố trí niêm luật để góp phần thể hiện ý tưởng.

Đến đây, ta thấy cả hai bài thơ Điệp tử thư trung và Độc Tiểu Thanh ký đã được viết trong cùng một trạng thái tâm lý là nỗi niềm u uất, đau khổ cho mệnh văn chương. Cả hai bài thơ đã thể hiện cùng một mạch tư duy với sự kiên định về quan điểm sáng tác nhưng mức độ có khác nhau: Nếu như ở bài Điệp tử thư trung, tác giả bế tắc chưa tìm ra lối thoát cho văn chương, thà cam chịu chết nhiều lần cho sách để giữ lấy văn đạo thì đến bài Độc Tiểu Thanh ký, có vẻ như tác giả đã tìm thấy lối ra khi ông nói đến cái thời hạn tam bách dư niên hậu đó.

Tâm sự của Nguyễn Du trong hai bài thơ Điệp tử thư trung và Độc Tiểu Thanh ký là những tư liệu quý giúp chúng ta tìm hiểu về giai đoạn đầu hành thế của tác phẩm Đoạn trường tân thanh.

( Sưu tầm )