Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Bốn điểm cần nhớ khi làm bài thi môn văn

Còn hai tuần nữa, kỳ thi TNTHPT bắt đầu, đa số học sinh có tâm lý e ngại môn thi tự luận mở màng, đặc biệc là câu 5 điểm. Tâm lý lo ngại này rất đáng để phụ huynh phải quan tâm đến sức khoẻ và kết quả thi của con em mình. Thực sự không đến nỗi vậy, cho rằng Môn văn khó đạt điểm cao nhưng vẫn có cách ôn tập riêng đặc thù. Khi ôn tập, đọc tài liệu và học phần tác phẩm, các em cần chú ý những đường nét cơ bản sau:

Khi tiếp cận một tác phẩm cần nắm chắc hiểu đúng 4 vấn đề cơ bản: Xuất xứ, nội dung. Nghệ thuật và chủ đề. Chỉ vỏn vẹn có bấy nhiêu sao lại khó học, khó nhớ đến mức có đến 50% học sinh phải mất bình tĩnh?

Xuất xứ: có hai cách hiểu để nhớ chắc, về góc độ lịch sử xuất xứ là hiểu như một sự kiện Tác phẩm này do ai viết, viết vào thời gian nào, hoàn cảnh xã hội ra sao, tác giả đang làm gì ở đâu? Nếu chỉ thế thôi thì các em sẽ không có ý để khai thác tư liệu mà vận dụng cho bài luận trôi chảy đủ ý được. Nói cách khác là cộc lốc, cụt ý sớm. Về phương diện văn chương, xuất xứ có chứa đựng ý nghĩa sâu sắc hơn. Xuất xứ là hoàn cảnh khai sinh cho tác phẩm, nó biểu đạt được hoàn cảnh xã hội của tác giả, có liên quan đến nguồn cảm xúc, cảm hứng mà tác giả sắp xây dựng nên tác phẩm của mình. Ngoài ra xuất xứ còn bao hàm tính nhân văn tác giả sẽ viết gì, ca ngợi ai, viết cho ai, viết để làm gì, và còn đứng về phía nào? Theo cách hiểu trên, sẽ giúp các em định hưóng xuyên suốt trong trong quá trình làm bài, càng làm càng sáng ý, không hẫng hụt và khô cứng.

Nội dung: các học sinh căn cứ theo tài liệu chỉ nêu ra đúng, đủ những cái cần mà mỗi tác phẩm có nội dung riêng. Có thể nói, nội dung là cái riêng của từng tác phẩm, những gì mà tác giả đã cố gắng xây dựng lên, chúng ta không cần phải thêm bớt không chừng sẽ dễ dẫn đến lệch lạc. Phần này các em chỉ gạch ý ra và cố gắng lập luận hành văn sao cho bài đủ ý là trọn vẹn, nên bám theo yêu cầu và sát theo ba rem điểm.

Nghệ thuật phần này có vẻ trừu tượng hơn, thực ra cũng những nét chung thể loại văn bản chính luận, truyện ký, trường ca, hồi ký, thơ, tế…mà các tiền bối đã sử dụng. Ở khía cạnh câu từ miêu tả, nhân hoá, vật hoá, so sánh, đối lập, tu từ, ẩn dụ… cũng được tài liệu và thầy cô lưu ý cho các em từng bài, từng tác phẩm cụ thể. Cái các em vững tin nhất là nội dung có thi đều nằm trong chương trình đã học.

Chủ đề: là cô đọng nhất, đầy đủ nhất và có thể ngắn gọn nhất nhưng rất nổi bậc, khi đọc giả đọc hiểu tác phẩm thì có thể rút ra chủ đề được. Bây giờ các em hiểu chủ đề gần giống như lời nhận xét chuẩn mực đúng đắn, chân thành của một đọc giả thông thái có am hiểu đầy đủ về tác phẩm và tác giả. Tham khảo hai ví dụ sau:

- Chủ đề “ Tuyên ngôn độc lập một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một án văn chính luận mẫu mực: tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến cai trị hàng ngàn năm, chấm dức 80 năm cai trị của thực dân Pháp ở nước ta và mở ra một kỷ nguyên tự do, độc lập của dân tộc

- Chủ đề “ Chủ yếu sử dụng buý pháp lãng mạn, Quang Dũng đã ca ngợi vẻ đẹp anh hùng mà hào hoa của người lính Tây Tiến. họ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.” ”(trích tài liệu ôn tập NXB GD)

Nói đến chủ đề các em có thể dùng thay cho lời kết bài luận của mình, với những thấu hiểu, cảm thông và được phép thêm lời chê khen chân thành đừng nông muội quá!

Phần cách thức học hiểu, thầy cung cấp cho các em những góp ý trên, kỹ năng hành văn còn lúng túng chờ tham khảo bài viết tiếp theo.

N.V.Phiên

(Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê Thành Phương – Tuy An _Phú Yên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét