Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Chuyện gì xảy ra khi máy bay đang bay bị sét đánh?

Các nhà nghiên cứu của Cơ  quan Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ quốc gia Pháp (ONERA) nhận thấy rằng, khi một chiếc máy bay bị sét đánh, không phải là máy bay chặn lại tia chớp mà chính máy bay làm tia chớp đó phát ra. Mây giông có thể tạo ra một luồng điện mạnh và biến thành từ trường tĩnh điện.
Khi máy bay cách đám mây này khoảng 10 - 18km, các điểm nhọn từ phần mui, hay đầu cánh máy bay sẽ khuếch đại trường điện từ, tạo ra sự phóng điện – giống như dưới mặt đất, hiện tượng này vẫn thường xảy ra tại các điểm nhọn như nóc nhà cao tầng, đỉnh núi,… Các nhà nghiên cứu đã quan sát được hơn 60 tia chớp trong quá trình làm thí nghiệm đều được phát ra từ máy bay.

 

Khi máy bay bị sét đánh, đầu tiên, tia chớp “tấn công” một điểm nhọn, xa nhất của máy bay như mũi hay đầu cánh. Máy bay vẫn tiếp tục xuyên qua tia chớp khi đó đã chạm đến những điểm khác ở phần thân máy, khiến cho máy bay nằm trong một vòng điện trường giữa các vùng cực đối nghịch nhau.

Dòng điện sẽ đi qua lớp vỏ ngoài và các phần cấu trúc khác của máy bay, rồi thoát ra ở những điểm nhọn cuối, chẳng hạn như đuôi máy bay. Các phi công đôi khi cũng có báo cáo về tình trạng rung chuyển ánh sáng nhất thời hay những làn sóng nhiễu thiết bị thoáng qua.

Ước tính trung bình mỗi máy bay thương mại của Mỹ bị sét đánh hơn 1 lần mỗi năm. Và trên thực tế, máy bay thường gặp sét khi bay qua những vùng mây tích điện lớn. Trong những trường hợp này, tia chớp phát ra ở máy bay và “biến mất” trong những hướng điện tích ngược chiều. Mặc dù, những gì ghi nhận được còn rất ít ỏi, nhưng các máy bay tư nhân và máy bay thương mại loại nhỏ thường ít bị sét đánh hơn.
Theo bee.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét