Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Phương pháp tính thể tích khổi đa diện [ Bài Giảng + Tài Liệu ]

Hôm nay, tôi xin giới thiệu tới các bạn một chủ đề hình học - phương pháp tính thể tích khối đa diện. Bạn có thể tham khảo nội dung trong Video hoặc xem dạng tài liệu.
Ebook :
Phương pháp tính thể tích khối đa diện -( Download  - Xem Online )
Tác giả: Thầy Nguyễn Minh Nhiên
Bài giảng :  
Tính Thể tích khối đa diện -( Download - Xem Online )
 - Ví Dụ số 1 -( Download - Xem Online )
 - Ví Dụ số 2 -( Download - Xem Online )

Tác giả : hocmai

Đáp án đề thi các môn Tốt nghiệp THPT 2011


Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011 đã qua, có lẽ các sĩ tử đang hồi hộp đợi công bố điểm thi của các ban chấm thi. Trong thời gian này, các bạn có thể xem lại đề và gợi ý đáp án được SKT cập nhật dưới đây.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng anh năm 2011
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2011
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2011
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí năm 2011
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm 2011
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2011

Chúc các bạn vui vẻ !

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Phương pháp tăng giảm khối lượng

Tình cờ tôi dạo trên Youtube thấy được bài giảng về phương pháp tăng giảm khối lượng này của thầy

Phương pháp tăng giảm khối lượng Phần 1

Phương pháp tăng giảm khối lượng Phần 2

 

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Tuyển dụng: Tuyển Giao dich viên - Teller & CV QHKH (Seabank)



Thông tin tuyển dụng này chỉ có trên GiangBLOG. Hiện bên Seabank chi nhánh Hà Nội có tuyển một số vị trí Giao dịch viên - Teller và Chuyên viên Quan hệ khách hàng. Bạn chỉ cần gửi CV và phỏng vấn đi làm luôn.

I - Với vị trí giao dịch viên - Teller:
- Yêu cầu: Nữ, Cao > 1m54 ; Xinh xắn, ưa nhìn
- Có khả năng giao tiếp tiếng Anh (càng khá càng tốt và có thể được đảm nhận vị trí Teller cho khách VIP)
- Tốt nghiệp: Đại học (Mọi trường đại học thuộc khối tài chính - kinh tế - quản trị, kể cả ĐH ngoại ngữ)
- Lưu ý: Hồ sơ phải có đính kèm ảnh

II - Với vị trí Chuyên viên QHKH:
- Yêu cầu: Nam hoặc nữ
- Có kinh nghiệm làm việc ở ngân hàng là một lợi thế
- Tốt nghiệp: Đại học (Mọi trường đại học thuộc khối tài chính - kinh tế - quản trị, kể cả ĐH ngoại ngữ)


Mẫu hồ sơ xin việc: DOWNLOAD (Mẫu trên Website của Seabank)
Bạn ghi chọn ứng tuyển 1 trong 2 vị trí:
  1. Giao dịch viên - Teller
  2. Chuyên viên QHKH

Mọi thông tin ứng viên gửi về Email:

mai87ktqd@yahoo.com

(Phòng nhân sự Seabank)

(Lưu ý chỉ nhận CV xin việc qua Email; Thời hạn nhận hồ sơ: Kể từ hôm nay 21/6/2011)


GiangBLOG


Tuyển dụng: Tuyển Giao dich viên - Teller & CV QHKH (Seabank)



Thông tin tuyển dụng này chỉ có trên GiangBLOG. Hiện bên Seabank chi nhánh Hà Nội có tuyển một số vị trí Giao dịch viên - Teller và Chuyên viên Quan hệ khách hàng. Bạn chỉ cần gửi CV và phỏng vấn đi làm luôn.

I - Với vị trí giao dịch viên - Teller:
- Yêu cầu: Nữ, Cao > 1m54 ; Xinh xắn, ưa nhìn
- Có khả năng giao tiếp tiếng Anh (càng khá càng tốt và có thể được đảm nhận vị trí Teller cho khách VIP)
- Tốt nghiệp: Đại học (Mọi trường đại học thuộc khối tài chính - kinh tế - quản trị, kể cả ĐH ngoại ngữ)
- Lưu ý: Hồ sơ phải có đính kèm ảnh

II - Với vị trí Chuyên viên QHKH:
- Yêu cầu: Nam hoặc nữ
- Có kinh nghiệm làm việc ở ngân hàng là một lợi thế
- Tốt nghiệp: Đại học (Mọi trường đại học thuộc khối tài chính - kinh tế - quản trị, kể cả ĐH ngoại ngữ)


Mẫu hồ sơ xin việc: DOWNLOAD (Mẫu trên Website của Seabank)
Bạn ghi chọn ứng tuyển 1 trong 2 vị trí:
  1. Giao dịch viên - Teller
  2. Chuyên viên QHKH

Mọi thông tin ứng viên gửi về Email:

mai87ktqd@yahoo.com

(Phòng nhân sự Seabank)

(Lưu ý chỉ nhận CV xin việc qua Email; Thời hạn nhận hồ sơ: Kể từ hôm nay 21/6/2011)


GiangBLOG


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Đề thi và Đáp án Cao Đẳng và Đại học các năm khối A,B,C,D

Tag : de thi dai hoc, dap an de thi dai hoc, luyen thi dai hoc, thi dai hoc nam 2011, on thi dai hoc, de thi thu dh 2011, de thi va kiem tra, thi khoi A, thi khoi B, thi khoi C, thi khoi D, ..
Đại học: 
    Năm 2009:
       Khối A :
                 Môn Toán :        Đề thi                          Đáp án Bộ Giáo Dục
                 Môn Vật Lý :     Đề thi Mã đề_All           Đáp án Bộ Giáo Dục
                 Môn Hóa Học:
( Đang cập nhật )

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Ngọc Oanh trở thành tân Vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2011

Dân trí) - Dù không đạt được điểm số cao ở phần thi Về đích nhưng khởi đầu cực tốt đã giúp nữ sinh trường Tiên Lãng (Hải Phòng), Ngọc Oanh trở thành nhà tân Vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2011.

11h 15, tên "nhà leo núi" xuất sắc nhất được xướng lên. Phạm Thị Ngọc Oanh (THPT Tiên Lãng, Hải Phòng) đã trở thành nhà Vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2011 với điểm số 230.
Ngọc Huy cán đích thứ nhì với số điểm 215. Hai bạn Bạch Nhật (165 điểm) và Bảo Lộc (120 điểm) giành các vị trí tiếp theo.

Phạm Thị Ngọc Oanh xứng đáng trở thành "nhà leo núi" xuất sắc nhất.
10h 37, phần thi Về đích - Những nỗ lực "lật đổ" bất thành.
Ngọc Huy (Quốc học Huế) bắt đầu phần thi Về đích với gói câu hỏi 60 điểm. Tuy nhiên Ngọc Huy đã không thể bứt phá.
Bảo Lộc cũng quyết định chọn gói câu hỏi 60 điểm ở phần thi này. Dù rất cố gắng nhưng chàng trai Ninh Thuận này cũng có phần thi không thực sự thành công.
Cũng giống như 2 bạn thi Ngọc Huy và Bảo Lộc, Ngọc Oanh cũng chọn gói 60 điểm dù đang dẫn đầu. Sau phần thi này, thí sinh nữ duy nhất này có được tổng cộng 230 điểm.
Bạch Nhật là thí sinh cuối cùng trả lời phần thi Về đích với gói 60 điểm cùng ngôi sao hy vọng nhưng cũng không tạo được bất ngờ đáng kể nào.
10h 30, tại điểm cầu Ninh Thuận
Ngọc Oanh trở thành tân Vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2011
Theo PV Dân trí ghi nhận, càng vào sâu cuộc thi sân trường THPT Lê Quý Đôn càng trở nên “nóng” hơn. Sau mỗi câu trả lời đúng của Lê Bảo Lộc, sân trường lại bùng nổ bởi những tràng vỗ tay rộn ràng của các cổ động viên.
10h10, phần thi Tăng tốc chứng kiến sự bứt phá của Ngọc Huy.
Nếu như 2 phần thi đầu tiên là sự khẳng định của Ngọc Oanh thì phần thi Tăng tốc là cuộc bứt phá ngoạn mục của các chàng trai. Dù vậy với sự đính chính của Ban cố vấn trong câu hỏi cuối phần thi Tăng tốc, điểm số của Ngọc Oanh tiếp tục dẫn đầu với 220 điểm. Ngọc Huy 205 điểm, Bảo Lộc 180 điểm và Bạch Nhật 160 điểm.

Gương mặt lo lắng của các CĐV ở đầu cầu Thừa Thiên Huế khi chứng kiến phần thi Tăng tốc. (ảnh: Đại Dương)
9h55, điểm cầu Tiên Lãng, Hải Phòng
Điểm cầu THPT Tiên Lãng vỡ òa trong niềm vui sướng khi Ngọc Oanh trả lời đúng phần thi Vượt chướng ngại vật. Bà Vũ Thị Đông, bà nội của em Oanh nhờ gửi lời chúc vững vàng phấn đấu để đạt kết quả cao nhất trong cuộc thi chung kết này.

Thầy giáo Phạm Trung Trực, thầy giáo của Oanh suốt cấp 2 đã tâm sự: "Tôi rất tự hào khi được giảng dạy cho một em học sinh giỏi như Oanh. Trong suốt quá trình học, Oanh luôn là học sinh xuất sắc, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng em Oanh sẽ là nhà chinh phục đỉnh Olympia năm nay. Mong em luôn bình tĩnh, tự tin".
9h50, Ngọc Oanh giải mã cực nhanh phần thi Vượt chướng ngại vật

Bảo Lộc cũng tìm ra đáp án sớm nhưng chậm hơn Ngọc Oanh đúng 1 giây.
Sau 2 ô hàng ngang đầu tiên của phần thi Vượt chướng ngại vật, Ngọc Oanh đã bấm chuông giải mã Ô chữ bí mật với câu trả lời: Quốc ca. Chỉ đúng 1 giây sau, Bảo Lộc cũng bấm chuông và có cùng đáp án. Tuy nhiên Ngọc Oanh đã giành được chiến thắng ở phần thi này và có thêm 40 điểm cho câu trả lời đúng.
Sau phần thi này, Ngọc Oanh đã có 140 điểm, Bạch Nhật và Bảo Lộc cùng 80 điểm. Ngọc Huy tạm đứng cuối với 65 điểm.
Cuồng nhiệt cổ vũ thí sinh thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2011
9h40, Ngọc Oanh tạm vượt lên sau phần thi khởi động:

Ngọc Oanh tỏ ra đầy bình tĩnh ở phần thi Khởi động.
Bạch Nhật thoáng căng thẳng trong những câu hỏi đầu tiên nhưng thí sinh đất Quảng Ninh kịp ghi điểm liên tiếp và giành 60 điểm (6/11 câu trả lời đúng)
Chỉ trả lời sai 2/10 câu hỏi, thí sinh nữ duy nhất cuộc thi, Ngọc Oanh đã có khởi đầu thuận lợi với 80 điểm.
Bảo Lộc trả lời thứ 2 và khá tự tin, chàng trai Ninh Thuận đã trả lời chính xác 7/10 câu hỏi và có được 70 điểm.
Thái Ngọc Huy là thí sinh đầu tiên tham dự phần thi khởi động. Sau 2 câu đầu trả lời sai, Huy kịp lấy lại bình tĩnh và giành điểm. Sau 60 giây, Huy trả lời đúng 4/9 câu hỏi và giành được 40 điểm.
Đúng 9h sáng, trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia chính thức bắt đầu!
Trước khi bước vào các phần thi, các thí sinh đã được chứng kiến sự cổ động, màn giới thiệu cực kỳ sôi động ở 4 điểm cầu cũng như tại trường quay S9. Cả điểm cầu THPT Yên Hưng như vỡ òa trong những tiếng reo hò, cổ vũ của thày trò trường THPT Yên Hưng dành cho “nhà leo núi” Vũ Bạch Nhật khi gương mặt của em xuất hiện trên màn hình lớn.



Không khí cuồng nhiệt tại trường quay S9. 
8h 45, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế
Tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế (TP Huế), PV Dân trí ghi nhận từ gần 8h sân trường đã chật kín với hàng ngàn học sinh, thầy cô giáo đến cổ vũ cho Thái Ngọc Huy.
Liên tiếp những tiết mục văn nghệ tự biên diễn của HS các khối cổ động cho Ngọc Huy đã làm sôi động cầu trường từ Huế. Trong niềm xúc động, anh Thái Ngọc Hạ, phụ huynh của Huy gửi lời đến con và 3 bạn chơi “Ba tin con sẽ tự tin, chơi hay và leo lên đỉnh cuối cùng Olympia. Tất cả 4 con hãy chơi hết mình và sôi nổi nhé”.
8h30, tại điểm cầu Ninh Thuận
Tại trường chuyên Lê Quý Đôn (TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận), PV Dân trí có mặt tại đây đã ngỡ ngàng trước bầu không khí rất náo nhiệt. Những băng rôn, khẩu hiệu như: “Ninh Thuận chinh phục đỉnh Olympia”, “Bảo Lộc xin kính chào thần Zeus”, “Pằng a chíu, hãy bắn đi”, “Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Ninh Thuận vô địch”…rợp cả sân trường.
8h15, tại điểm cầu THPT Đông Thành - Yên Hưng

Cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim cùng hàng trăm các bạn học và nhiều người thân trong gia đình, cô bác hàng xóm cũng mặt tại điểm cầu để cổ vũ tinh thần em Nhật.

Chia sẻ niềm vui với PV Dân trí, anh Vũ Văn Dũng - phụ huynh em Bạch Nhật vui mừng: “Thực sự, trong giờ phút này, tôi cũng như những người thân trong gia đình không biết nói gì hết niềm vui mừng, hạnh phúc và tự hào. Cả nhà chúc con hãy giữ bình tĩnh, tự tin để giành chiến thắng Bạch Nhật nhé”.
8h sáng, tại điểm cầu trường quay S9
Nhà VĐ "leo núi" 2010 Phan Minh Đức cho rằng sự bình tĩnh sẽ giúp thí sinh đạt điểm số cao nhất. (ảnh: Phương Nhung)
Nhà VĐ Đường lên đỉnh Olympia 2010, Phan Minh Đức Có mặt từ rất sớm tại trường quay S9 để cổ vũ 4 thí sinh tham dự chung kết.

Chia sẻ với Dân trí trước “giờ G”, cựu học sinh trường HN Amsterdam cho biết: “Em đã gặp cả bốn bạn và tiếp xúc với các bạn rất nhiều rồi. Em ấn tượng với cả 4 bạn thí sinh. Còn bạn Oanh vì bạn ấy là con gái chắc là sẽ được các cổ động viên ưu tiên nên có lẽ em sẽ ưu tiên cho các bạn nam” (Cười).

Với kinh nghiệm của mình, Minh Đức cho rằng để giành được chiến thắng trong trận quyết định này, “đó là tâm lý bình tĩnh và em mong các bạn giữ được tâm lý bình tĩnh từ đầu đến cuối. Em chúc các bạn bình tĩnh, tự tin và trả lời được càng nhiều câu hỏi càng tốt. Và em đang sẵn sàng chúc mừng bạn vô địch”.
Ngay từ 3h sáng, đại diện lãnh đạo nhà trường, các bạn học, mẹ và người thân Vũ Bạch Nhật đã lên đường đến trường quay để trực tiếp cổ vũ.
7h, tại điểm cầu trường THPT Đông Thành - Yên Hưng:

Các bạn học sinh đã sẵn sàng cổ vũ tinh thần cho "nhà leo núi" Bạch Nhật. (ảnh: Anh Thế)
Mặc dù đúng 9h cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia mới chính thức bắt đầu nhưng ngay từ 7h sáng, PV Dân trí đã có mặt tại đây và ghi nhận không khí buổi thi chung kết Olympia đã bắt đầu “nóng” lên không những bởi thời tiết giữa hè mà còn bởi tinh thần đoàn kết, quyết tâm cổ vũ cho “nhà leo núi” Vũ Bạch Nhật tự tin chiến thắng, mang vòng nguyệt quê vinh quang về cho vùng quê hiếu học Yên Hưng.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Xuân Cường, Hiệu phó nhà trường vui mừng chia sẻ: “Trường THPT Đông Thành được tách ra khỏi từ trường THPT Bạch Đằng từ năm 1992 nhưng chúng tôi luôn chú trọng tập trung hàng đầu vào công tác giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.

Những chuẩn bị cuối cùng của thầy trò trường Đông Thành (ảnh: Anh Thế)
Em Vũ Bạch Nhật là học sinh giỏi của nhà trường với thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi. Mới đây nhất, em giành giải nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học và giải ba cấp tỉnh cuộc thi giải toán trên máy tính Casio.

Toàn thể thày trò trường THPT Đông Thành đồng lòng, chung sức cổ vũ tinh thần mong “nhà leo núi” Vũ Bạch Nhật của chúng ta sẽ là người cán đích đầu tiên”.
Ai sẽ người tiếp bước Phan Minh Đức để đoạt vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2011?
Là cuộc thi thu hút sự chú ý đặc biệt của các bạn học sinh, sinh viên trong cả nước, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11 đã bước tới lượt đấu quyết định.

Vào 9 sáng Chủ nhật (19/6), 4 “nhà leo núi” xuất sắc nhất Phạm Thị Ngọc Oanh, Thái Ngọc Huy, Lê Bảo Lộc và Vũ Bách Nhật sẽ cùng tranh tài trong trận Chung kết.

Từ 4 điểm cầu Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Huế và cũng là quê hương của những đại diện tiêu biểu này, PV Dân trí có mặt trực tiếp sẽ gửi đến độc giả bầu không khí sôi động, diễn biến kịch tính của những câu hỏi hóc búa và cả câu trả lời thông minh trong CK Đường lên đỉnh Olympia 2011.
***
Chân dung 4 thí sinh của trận Chung kết
1. Phạm Thị Ngọc Oanh, THPT Tiên Lãng, TP Hải Phòng (nhất quý I với 275 điểm)

Lọt vào vòng thi quý với cương vị "người có số điểm nhì cao nhất", cô gái từng 12 năm liền là học sinh giỏi này đã cán đích ở vị trí đầu tiên với 275 điểm, hơn người về nhì 45 điểm để đem về một điểm cầu truyền hình trực tiếp tại trường THPT Tiên Lãng trong trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm nay.
2. Thái Ngọc Huy, trường THPT Quốc học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (nhất quý II với 275 điểm)

Không phụ lòng tin và sự cổ vũ của gia đình, thầy cô, bè bạn, Ngọc Huy khẳng định mình là đại diện xứng đáng cho tuổi trẻ Quốc học Huế khi chiến thắng ở vòng thi tuần với 315 điểm, đạt 245 điểm ở vòng thi tháng và giành vòng nguyệt quế ở vòng thi quý với 275 điểm, qua đó mang cầu truyền hình lần thứ 4 về cho xứ Huế.
3. Lê Bảo Lộc, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận (nhất quý III với 270 điểm)

Cán đích đầu tiên trong các vòng thi quý III với số điểm lần lượt là 230 điểm, 200 điểm và 270 điểm, chàng trai được mệnh danh “kho giải thưởng” của đất Ninh Thuận khẳng định: “Tớ rất háo hức chờ đón trận chung kết. Tớ nghĩ rằng, trận đấu sẽ diễn ra gay cấn, hấp dẫn. Phần thắng chỉ có thể thuộc về người bản lĩnh và may mắn”.  
4. Vũ Bạch Nhật, trường THPT Đông Thành, tỉnh Quảng Ninh (nhất quý IV với 210 điểm)

Là học sinh đầu tiên của Quảng Ninh lọt vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, “vua tăng tốc” ở các vòng thi quý 4 tự nhủ sẽ cố gắng hết sức để đem vinh quang về cho mái trường Đông Thành và quê hương đất mỏ Quảng Ninh.

Theo Dân Trí

Xem Điểm thi, Chấm thi, Phúc khảo bài thi Tốt nghiệp 2011

Tìm, Tra, Xem Điểm thi tốt nghiệp: BẤM ĐỂ XEM.*

Điểm thi tốt nghiệp 2011, Xem điểm thi tốt nghiệp 2011, Tra diem thi tot nghiep 2011,  diem thi tot nghiep Ha noi, Hue, da nang, thanh pho hcm
Thời gian chấm thi Tốt nghiệp THPT 2011

Chậm nhất ngày 18/6/2011: Các Hội đồng chấm thi xét và đề nghị Giám đốc sở GD-ĐT sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết quả tạm thời của kỳ thi.

Chậm nhất ngày 24/6/2011: Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.


Đơn xin Phúc khảo TN 2011

- Chậm nhất đến ngày 25/6/2011: Sở GDĐT có thí sinh xin phúc khảo bài thi, gửi danh sách phúc khảo đến Sở GDĐT chấm bài thi tự luận (nếu có).

- Trước ngày 26/6/2011: Tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có).

- Trước ngày 28/6/2011: Hội đồng phúc khảo chuyển kết quả phúc khảo bài tự luận cho sở GDĐT có bài tự luận để xét tốt nghiệp sau phúc khảo.

Điểm chết (Điểm liệt) thi tốt nghiệp THPT 2011

Bộ GD-ĐT quy định, điểm liệt thi tốt nghiệp THPT và ĐH là 0 điểm.

Theo quy định, thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT phải đáp ứng được điều kiện sau: tổng điểm 6 môn thi và điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt từ 30 điểm trở lên và không có môn thi nào bị điểm liệt.

Quy định về xếp loại tốt nghiệp như sau:

Điểm xếp loại (ĐXL) được tính như sau: tổng số điểm các bài thi/tổng số môn thi.
Loại giỏi phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, ĐXL từ 8,0 trở lên, không có điểm thi nào dưới 7,0 (hạnh kiểm năm học lớp 12 phải đạt loại tốt); loại khá có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên, ĐXL từ 6,5 trở lên, không có điểm thi nào dưới 6,0 (hạnh kiểm năm học lớp 12 đạt từ loại khá trở lên); loại trung bình là các trường hợp còn lại.

Đề thi năm nay được đa số TS đánh giá là quá dễ, phải chăng Bộ GD-ĐT có chủ trương “tháo khoán” cho tỷ lệ đỗ tốt nghiệp?

Bộ GD-ĐT không lấy việc đề thi dễ hay khó đối với HS làm chuẩn. Đề thi tốt nghiệp THPT lấy yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; yêu cầu của mục tiêu giáo dục làm chuẩn. Chính vì vậy, đề thi tốt nghiệp THPT sẽ giúp cho HS trung bình, học tập đạt yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức kỹ năng sẽ làm được bài, đủ điểm để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp. Nhưng chắc chắn chỉ những HS có học lực khá giỏi mới đạt được điểm 9 - 10. (Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng ban Chỉ đạo thi quốc gia đã trả lời).


TAGS: Xem diem thi tot nghiep 2011, tra diem thi 2011, tim diem thi tot nghiep 2011, điểm thi tốt nghiệp thpt 2011, Điểm thi tốt nghiệp 2011 Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Tây, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa, Vũng Tàu,Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2011

Ngữ văn là môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bắt đầu từ sáng ngày 02/6/2011. Với thời gian làm bài thi 150 phút tính từ 7h30.
Như thường lệ sau khi các thí sinh đã làm bài thi các môn trong kỳ thi  tốt nghiệp THPT các báo lớn như Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,.. sẽ tiến  hành giải các đề thi này và đưa ra các đáp án hay gợi ý trả lời tùy  theo môn.

Thời gian đưa ra gợi ý và đáp án (không chính thức)  nhanh nhất là vài giờ sau khi kết thúc thời gian làm bài thi môn đó.
Bài  viết này sẽ cập nhật đáp án ngay khi các báo đăng lên mạng để các bạn  tiện theo dõi và tham khảo.

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm 2011

Chiều ngày 2/6/2011 các thí sinh sẽ bắt đầu thi môn vật lí. Đây là môn thi thứ 2 trong kì thi tốt nghiệp với thời gian làm bài trắc nghiệm là 60 phút được tính từ 14h30.
( Nếu chữ nhỏ các bạn có thể phóng to hình đề xem cho rõ)
 Download đề thi môn tốt nghiệp môn Vật lí năm 2011 tất cả các mã đề (139, 249, 374, 418, 642, 853)

Download gợi ý đáp án đề thi môn tốt nghiệp môn Vật lí năm 2011 tất cả các mã đề (139, 249, 374, 418, 642, 853)





















Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2011

Cũng như năm 2010 môn Địa Lí thi vào sáng ngày 3/06 với thời gian làm bài 60 phút. Ngay sau khi kết thúc môn thi tốt nghiệp THPT bài viết sẽ cập nhật những gợi ý, đáp án cho môn thi Địa Lí một cách nhanh nhất.
Đề thi tốt nghiệp môn Địa Lí năm 2011
Xem Online - Tải Về
Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp môn Địa Lí năm 2011 
Xem Online - Tải Về 

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn sinh học năm 2011

Môn sinh học thi chiều ngày 3/6/2011 với thời gian làm bài 60 phút là môn thi thứ 4 trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay.
Sau đây là đề thi và hướng dẫn giải đề thi trắc nghiệm môn sinh học kỳ thi tốt nghiệp thpt năm 2011.
Đề thi môn sinh học mã đề 735
Xem Online - Tải Về
Gợi ý đáp án đề thi môn sinh học mã đề 735
Xem Online - Tải Về

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn toán năm 2011

Môn toán thi vào sáng ngày 4/6/2011 ngày thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp thpt năm nay
Đề thi tốt nghiệp môn toán
Xem online - Tải về
Gợi ý giải đề thi tốt nghiệp môn toán 
Xem online - Tải về 

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh năm 2011

Chiều  ngày 04/06/2011 các thi sinh sẽ thi môn cuối cùng là môn tiếng anh (anh văn, ngoại ngữ) với thời gian làm bài 60 phút.
Đáp án các đề thi môn tiếng anh sẽ được cập nhật vài giờ sau khi kết thúc thời gian làm bài thi.


Đề thi môn ngoại ngữ - tiếng anh mã đề 937
Xem Online - Tải Về 
Đáp án đề thi môn ngoại ngữ - tiếng anh mã đề 937
Xem Online - Tải Về

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

SKT chính thức chuyển sang tên miền Shopkienthuc.net

Thưa quý vị độc giả !
ShopKienThuc (SKT) - Trang chuyên cung cấp kiến thức bước vào hoạt động ngày 15/1/2011 đến nay tròn 6 tháng với tên miền miễn phí là shopkienthuc.co.cc, chúng tôi nghĩ nó cũng đã phần nào cũng đã thể hiện được thông điệp mà chúng tôi sẽ cố gắng gìn giữ : Cung cấp kiến thức - Chia sẻ ước mơ.
Nhằm để tiện lợi hơn trong quá trình truy cập và cũng để khẳng định được vị trí của SKT trong lòng bạn đọc, chúng tôi quyết định đăng kí tên miền mới là Shopkienthuc.net. Dự định sẽ chính thức đưa vào sử dụng vào ngày mai - 17/06/2011. Mong các bạn và quý độc giả gần xa tiếp tục ủng hộ SKT, để chúng tôi có thể mang tất cả nhiệt huyết tuổi trẻ phục vụ cho bạn đọc.
BQT SKT kính báo

Người Tình Phụ (2011) -Bằng Cường Vol 13

ALBUM : NGƯỜI TÌNH PHỤ





CA SĨ : BẰNG CƯỜNG (Vol.13)

Tracklist




1.Người Tình Phụ - Bằng Cường
2.Tạm Chia Tay Thôi - Bằng Cường
3.Đừng Mãi Vô Tình - Bằng Cường
4.Không Phải Là Em - Bằng Cường
5.Nỗi Nhớ Phương Xa - Bằng Cường
6.Được Không Em - Bằng Cường
7.Yêu Người Trong Mơ - Bằng Cường
8.Lần Nào Em Cũng Thế - Bằng Cường





Ngoài ca khúc Người tình phụ, album vol.13 cùng tên của Bằng Cường còn có 7 bài hát khác thuộc dòng pop - ballad rất nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu lắng. Từ tháng 11 năm ngoái tới nay, liên tiếp phát hành 8 album khác nhau, anh chia sẻ đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi nhưng khi nhận được những lời khen ngợi của các fan hâm mộ thì như được tiếp thêm sức lực để lao vào công việc. Nhắc tới chuyện riêng thì anh chàng gốc Nam Định chỉ cười xòa: "Chắc cái duyên cái số chưa tới rồi".





Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Biện hộ cho Xuân tóc đỏ



BIỆN HỘ CHO XUÂN TÓC ĐỎ


Sự trùng hợp kỳ lạ

Trong chương mở đầu Số đỏ, Vũ Trọng Phụng có đoạn tả lại cái cảnh Xuân đi xem bói, và khi ông thày bảo khai ngày sinh tháng đẻ, thì nhân vật này -- tạm gọi là nó như Vũ Trọng Phụng thường gọi – đáp lại gọn lỏn “Hai mươi lăm tuổi đấy bố ạ. Tháng mười, ngày rằm, giờ gà lên chuồng”. Trong cuộc hội thảo vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Vũ Trọng Phụng (10/2002), nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải có một tham luận phát hiện ra sự liên hệ thú vị: những con số nói trên liên quan đến người đã tác thành ra nhân vật chính của Số đỏ. Tức ngày sinh tháng đẻ của Vũ Trọng Phụng cũng là ngày sinh tháng đẻ của Xuân. Cho đến ngoại hình của tác giả cũng có những nét của nhân vật. Không cần là người thạo tử vi, chỉ theo lẽ thường mà suy, người ta đã có thể nghĩ: giữa nhân vật chính của Số đỏ và tác giả như vậy là có một mối duyên nợ kỳ lạ. Nhân vật không còn là một thứ chúng sinh bình thường, một thứ công cụ để ông trình bày tấn trò đời. Mà phải nói cái anh chàng mà ông thác sinh ra đó có một mối quan hệ riêng với ông, nó là một phần con người cuả ông. Đây là loại nhân vật có lô – gích nội tại, có quy luật phát triển riêng; sau khi đã đẻ ra nó, nhà văn không thể đứng từ một khoảng cách rất xa để tuỳ tiện điều khiển, mà phải nhập thân vào nó, coi nó như người có thật, tìm hiểu, lắng nghe, đối thoại với nó. Đến lượt mình, người đọc cũng phải có cách nghĩ khác về Xuân. Lâu nay khi bàn về một con người, hoặc nhân vật của một tác phẩm văn học, ở ta có một thói quen là cố tìm cách sắp xếp xem nhân vật hay con người đó thuộc vào dạng tích cực hay tiêu cực, được tác giả đưa biểu dương hay phê phán. Với Xuân, người ta có thêm cơ hội để gắng đi tới một hệ thống phân loại cận nhân tình hơn. Việc tìm ra và xác định rõ cái chất người ở Xuân đòi hỏi một cái nhìn cởi mở, vượt qua mọi thành kiến mà hàng ngày ta không để ý.

Chưa hẳn đã là lưu manh thứ thiệt

Cái danh hiệu “quý hoá” mà nhiều người nghĩ tới và không ngần ngại gán cho Xuân tóc đỏ gói gọn lại trong hai tiếng lưu manh. Theo cách hiểu thông thường, nhân vật lưu manh thường là loại người sống bên lề xã hội; lưu manh đồng nghĩa với những gì xấu xa: hư hỏng, lừa bịp, dối trá. Như vậy, Xuân bị gán cho những tội vạ nặng nề nhất. Thậm chí có thể nói, trong tâm trí của nhiều người, ngay đến Chí Phèo suốt ngày say khướt và mang mọi người ra chửi, sẵn sàng gây vạ cho cả làng Vũ Đại, xem ra còn có gì đó dễ chấp nhận hơn là Xuân tóc đỏ. Thành kiến này, cố nhiên, có cái lý riêng của nó. Chính tác giả đã sớm tóm tắt cho người đọc biết trước mặt họ là một con người hoàn toàn vô giáo dục (câu đầy đủ trong nguyên văn như sau: “Cảnh ngộ tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục, tuy nó tinh quái lắm thạo đời lắm”). Đúng là trong suốt cuốn truyện, Xuân có làm vài việc dễ gây phản cảm. Nhưng Xuân không hoàn toàn hư hỏng như người ta thường nhầm và khái quát một cách vội vã. Trong cách ăn nói và trước tiên là cách nghĩ của Xuân không có dấu hiệu của sự hèn mọn, đểu giả. Thứ nữa, một thói xấu thuộc loại khó chấp nhận nhất của lưu manh là lười biếng, không chịu làm việc thì Xuân không mắc. Khi tham gia vào việc phục vụ các bà các cô ở tiệm Âu hoá, cũng như khi trở thành nhân vật của giới thể thao quốc gia, nó chỉ làm những việc mà nó thông thạo và có năng khiếu. Rồi khi ngẫu nhiên tham gia vào việc chữa bệnh cho ông già tám mươi tuổi thân sinh của cụ cố Hồng, nó đâu có tự đứng ra khoác lác, chẳng qua bị giới thiệu là sinh viên trường thuốc với ông đốc thì nhận tràn đi, mà không cải chính, thế thôi; cũng như cái việc chữa cho ông cụ bằng thuốc thánh xin ở đền Bia, thì đó là do thói quen mà làm, chứ không thể nói Xuân cố tình bịp bợm.

Chung quanh hai chữ lưu manh, cùng lúc tồn tại những cấp độ ý nghĩa khác nhau. Đúng là nói tới lưu manh, người ta nghĩ ngay tới những hành động cụ thể. Nhưng trong sự giao tiếp hàng ngày, lưu manh còn được dùng với nghĩa sâu sắc hơn. Đó là tinh thần khinh rẻ đồng loại, bỏ qua những chuẩn mực thông thường, bất cần, nổi loạn. Đứng đằng sau các hành động lưu manh thường là một triết lý có màu sắc hư vô: Chúa đã chết, chẳng còn có gì là lương tâm thiêng liêng nữa, và cái gì con người ta cũng có quyền làm. Bởi vậy, không chỉ thấy ở dân vô học mà trong nhiều trường hợp, tinh thần bất chấp đạo lý toát ra cả trong hành động cũng như tư tưởng của những người có bằng cấp cẩn thận, và hai tiếng lưu manh hoàn toàn thích hợp để gọi họ. Như trong Hoàng Lê nhất thống chí, một nhân vật là huyện Trang trong cảnh hỗn loạn, công khai làm chuyện động trời là bắt vua lấy thưởng, nhân vật này đã tự giải thích hành động của mình bằng câu “triết lý” xanh rờn: “Sợ thày không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu thân”. Sự bất cần ở đây đã lên đến mức cùng cực, và phải gọi đó là một triết lý lưu manh. So sánh với các nhân vật loại “có học” như vậy, thì Xuân của chúng ta chưa đến nỗi. Nó không ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa tới mức đi ngược đạo lý thông thường. Đứng trước cuộc đời, nó còn biết sợ. Còn đây, một sự so sánh khác: trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, có hẳn một chùm truyện viết riêng về hai nhân vật nổi tiếng là Ba Giai Tú Xuất. Vốn họ cũng là người có được học hành đàng hoàng, thi cử đâu ra đấy, song sống trong một hoàn cảnh ngang trái, cụ thể là hoàn cảnh một xã hội nhố nhăng hỗn loạn (thuở giao thời khi Việt Nam vừa mới trở thành thuộc địa của người Pháp), niềm tin của một trí thức ở Ba Giai cũng như Tú Xuất tan nát hoàn toàn. Họ lao ra đường làm bậy. Gặp ai họ cũng tìm cách trêu chọc thậm chí hạ nhục. Nói như cách nói của những năm đầu thế kỷ XXI này, phải gọi Ba Giai Tú Xuất làm nên một cặp bài trùng, chuyên nghề khủng bố lẻ, cười cợt ngay trên nỗi đau khổ của người khác. Nhân vật ở đây thực đã rơi xuống vũng bùn của thứ chủ nghĩa hư vô ở dạng thấp hèn, trong cơn tuyệt vọng tự cho phép mình tha hồ phá phách. Xuân tóc đỏ xa lạ với những cách cư xử kiểu ấy. Nó không bao giờ làm những việc đáng để gọi là bất nhân bất nghĩa. Ngược lại, ở nó chỉ có một ám ảnh là làm sao ra khỏi tình trạng khốn quẫn và tìm cho mình “một chỗ đứng dưới ánh mặt trời”. Nênbiết thêm rằng bản chất lưu manh không chỉ thể hiện ở tình trạng bần cùng hoá về đường vật chất, mà còn bao hàm thái độ khinh miệt đối với trí tuệ và các giá trị tinh thần, kể cả kiến thức và sự uyên bác. Sự khinh miệt này làm cho các nhân vật lưu manh trở nên đối lập hoàn toàn, tức một thứ khắc tinh của những người trí thức chân chính; sự thắng thế của tư tưởng lưu manh góp phần vào việc huỷ diệt niềm tin nơi các trí thức ấy, làm cho họ không còn tin ở mình, ngấm ngầm khuyến khích họ biến chất, tức cũng chung một triết lý sống với những kẻ vô học càn rỡ, láo lếu. Nhìn lại, thấy những “ưu điểm” loại này cũng không có chỗ đứng trong tâm trí Xuân. Liều lắm, nó chỉ suồng sã vỗ vai đùa bỡn với đốc tờ Ngôn hoặc Josef Thiết, nhưng dừng lại ở đó, và trong bụng vẫn dành cho họ sự kính trọng, khi cần thì thành thực nhờ họ giúp đỡ.

Một người lập nghiệp

Các nhân vậtđược xếp vào loại tích cực ( với nghĩa đáng khen đáng noi theo ) trong văn học cổ cũng như văn học hiện đại ở Việt Nam thời kỳ 1932 – 1945 thường là những người yếu đuối, bị chèn ép. Như trường hợp chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Trong sự cảm thụ thông thường, nhân vật này thường được xem như có nhiều phẩm chất tích cực, đáng biểu dương ca ngợi. Nhưng hãy thử đọc lại tác phẩm: Nét nổi bật ở chị Dậu là thương chồng thương con. Nghĩa là người đàn bà nông dân này có một đời sống tình cảm thuần phác và đôn hậu. Song, khi chỉ vào đời với những phẩm chất ấy, người ta rất dễ chuốc lấy bất hạnh. Về nhiều phương diện, trong chị Dậu thấy lặp lại cái phần thiếu xót nằm sâu trong tính cách cô Kiều thân thiết của tất cả chúng ta: Họ đều là những người không có được sự hiểu biết sâu sắc về hoàn cảnh xã hội nói chung, về tình thế của mình nói riêng, do đó trên đường đời nhiều phen rơi vào bị động bất lực. Trong Truyện Kiều, khi gia đình khó khăn thì Kiều chỉ biết có cách khóc lóc rồi sẵn sàng bán mình cứu cha, dấn thân vào cuộc sống phong trần; cũng như sau này, qua ít ngày theo Từ Hải ngang dọc, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng. Còn trong Tắt đèn, hành động khá nhất của chị Dậu là dám túm lấy cổ cai lệ đến thu thuế, ấn dúi hắn ra cửa, tiếp đó túm tóc lẳng cho tên người nhà lý trưởng ngã nhào ra thềm, rồi bị giải lên phủ, cuối cùng phải đi làm vú lấy tiền trả nợ. Nhìn lại các nhân vật được nhiều cảm tình của bạn đọc như Mai trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng, cô hàng xén hoặc mẹ Lê trong các truyện ngắn của Thạch Lam, chúng ta cũng thấy những nét tương tự. Dù hiện ra với nhiều tính tốt, như mau mắn, tử tế, nhân hậu, song thật khó lòng nói rằng đó là những nhân cách trưởng thành và đạt tới một triết lý sống chắc chắn. Trong khi khâm phục giá trị đạo đức của họ, đồng thời phải nhận rằng cái tư cách nạn nhân có làm cho họ bé nhỏ đi ít nhiều.

Một loại nhân vật khác cũng gần với Xuân là những Tám Bính, Bảy Hựu… trong các tác phẩm của Nguyên Hồng. Ở đây, các vai lưu manh được miêu tả với đủ chuyện kinh thiên động địa. Chủ ý của Nguyên Hồng là nhấn mạnh rằng ở những con người tưởng như đã tha hoá ấy, cái phần lương tri tốt đẹp vẫn còn. Nhưng cũng chỉ có thế. Nhân vật của Nguyên Hồng chưa ra khỏi thế giới nhỏ hẹp chật chội của lớp người bần cùng. Còn Xuân của Vũ Trọng Phụng thì được ném vào một trường hoạt động mới, để gia nhập vào cái thế giới rộng lớn mà người ta tưởng như chẳng liên quan gì đến nó. Biết mình xuất thân hèn hạ, Xuân không mặc cảm, mà vẫn hồn nhiên tham gia vào những việc có vẻ như rất trọng đại. Và nhất là vẫn giữ được một sự chủ động hiếm có. Đằng sau câu chuyện mê tín (vốn là một thói xấu dễ tha thứ), việc Xuân đi bói hé ra cho thấy một ám ảnh ghê gớm trong lòng nhân vật: Nó muốn có một ngày mai khác với hôm nay. Và nó tin rằng nếu biết cố gắng, thì cái hậu vận tươi sáng đó trước sau sẽ đến. Đây là một nét tâm lý chỉ thấy ở những con người có lòng tự tin mạnh mẽ. Bàn về Chí Phèo như một siêu mẫu, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cho rằng qua anh Chí, Nam Cao đã thâu tóm được một khát vọng nóng bỏng của con người trong mọi thời đại, đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời. Trở lại với Số đỏ, có thể thấy cả hai khát vọng đó cũng nằm sâu mãi trong tâm trí Xuân và dần dần được thực hiện. Trong chương XVI, khi dẫn Xuân đi khai tên ở Tổng cục thể thao (ngày nay gọi là đi đăng ký dự thi), Văn Minh đã giúp chúng ta khái quát một chân dung. Chẳng những nhác trông thấy Xuân, Văn Minh đã thầm nghĩ ngay rằng “ừ cái mặt thằng này thế mà cũng đỡ ma cà bông rồi đây”, ở đoạn dưới, ông chủ cửa hàng Âu hoá còn nói thẳng với Xuân: “Từ khi anh về giúp việc cho chúng tôi, là địa vị anh cứ dần dần thay đổi, cho đến bây giờ thì anh đã nghiễm nhiên là một người khác”. Sự đổi đời không còn là cái ao ước xa vời. Mà với Xuân nó đã trở thành hiện thực ! Có dễ trong văn học Việt Nam từ 1945 về trước, ít có nhân vật nào thành công một cách chính đáng như vậy. Để đạt mục đích, đúng là Xuân có gặp may, nhưng sự may mắn đó chỉ đến với những con người có sự chuẩn bị đón nhận. Sự đổi đời ở đây là một kết quả hợp lý, nó là phần thưởng sau bao kiên trì nỗ lực. Cái ý thức “mình cũng có thể như mọi người, thậm chí làm hơn mọi người” đã ăn sâu vào Xuân để rồi cộng với những nỗ lực thích đáng, tự nó làm nên những cú vượt thoát ngoạn mục.

Một bước phát triển trong đời sống tinh thần

Để có thể thành công trên đường lập nghiệp, một cá nhân phải có sự trưởng thành trong trình độ làm người. Trên nhiều phương diện, Xuân của Vũ Trọng Phụng đã đáp ứng nhu cầu đó. Nghe ra có vẻ hơi kỳ, nhưng vẫn có thể nói Xuân là một tính cách chắc chắn, ổn định, ít nhất là trên mấy khía cạnh sau đây:

1. Xuân rất nhạy cảm, nên thường nhận thức rõ tình cảnh mà mình rơi vào và có sự đáp ứng khá hợp lý. Vừa sống, nó vừa nhìn vào những người chung quanh lo học hỏi và tìm cách đáp ứng cái vai trò mà mọi người trông chờ ở mình. Vả chăng, đó không phải là cách thích ứng hèn hạ, thích ứng với bất cứ giá nào đến nỗi tha hoá, tức đánh mất mình. Với cái vẻ “thạo đời và tinh quái sẵn có”, dù phải làm gì thì Xuân vẫn là Xuân, nếu như không nói là dần dà nâng được địa vị của mình lên một cách đàng hoàng. Đọc những câu như “Xuân trầm tư mặc tưởng”, hoặc “tự nhiên nó quá đứng đắn, rất có ý tứ”, mới đầu nhiều người có thể bỏ qua, tưởng chỉ là một câu đùa giỡn của Vũ Trọng Phụng, song những nét chấm phá đó hoàn toàn nhất trí với tính cách Xuân nói chung. Thành thử có thể nói nếu có đùa thì đó là một trò đùa rất nghiêm chỉnh. Và cả cuốn Số đỏ được viết theo kiểu “đùa rất nghiêm chỉnh” ấy.

2. Xuân sống tự trọng. Nhiều lần ta bắt gặp ở nó “cảm giác hổ thẹn”. Hứa với ai điều gì, là nó lo thực hiện. Ai làm ơn cho nó, nó đều nhớ. Có lỗi với ai ( kể cả cái lỗi lớn là chiều ý bà Phó Đoan khi về ở nhà bà ), nó áy náy không yên và tìm đủ cách chuộc lỗi. Vậy là có một chút gì đó thuộc về lương tâm vẫn còn sống mãi trong lòng Xuân. Chính tác giả cũng đã mấy lần viết những câu tạt ngang đại loại “Vốn là người cũng có lương tâm nó nhận thấy rằng…” hoặc “Nó hiểu ngay ra nghĩa chữ tín ở đời”. Với niềm tự tin sẵn có, Xuân sẵn sàng đối mặt với sự thật: Thấy có người nói xấu mình, nó đi hỏi bằng được. Tức là nó muốn tìm tới một sự sòng phẳng, một điều mà người ta hay nghĩ rằng những ai xuất thân hèn hạ và thiếu tự tin không bao giờ có.

3. Ở Xuân sớm hình thành một thói quen, đúng hơn một định hướng sống khá chính xác: Nó không nhẫn nhục cam chịu sống với cái vị trí mà người ta đẩy nó vào hoặc khép mình theo những chuẩn mực mà xã hội áp đặt cho loại người lưu manh. Những nền nếp cũ không hề có mặt để trói buộc nó. Một cách chủ động, nó dám sống khác với thói thường, miễn thấy đó là phải. Nói cho to tát, tức nó muốn sống theo đúng tầm vóc của con người nói chung. Trong việc này, cái lý lịch “trên không chằng dưới không rễ “của nhân vật trở nên một điều kiện thuận lợi. Nó dễ dàng tìm cho mình một sự tự do với đúng nghĩa của từ này. Trên đường lập nghiệp, nó không sớm cầu an và dừng lại giữa chừng, mà quyết đoạt được tới hiệu quả cao nhất có thể có. Việc Xuân vươn ra ở trình độ quốc gia (dù là trên lĩnh vực thể thao), cho thấy về căn bản, định hướng sống của nó là đúng.

4. Một điều kiện nữa giúp Xuân thành công mà cũng là dấu hiệu cho thấy nó đã đạt đến trình độ khá cao trong sự phát triển lý tính, ấy là việc Xuân rất hiểu mình cũng như vị trí của mình trong con mắt mọi người. Có lần tả Xuân cáu, tác giả bảo rằng “lúc ấy Xuân quên hẳn mình. Nó đã bất tự tri”. Một lời chê nhỏ như vậy thực ra là một lời khen lớn: Tức là hàng ngày Xuân vẫn tự tri, cái sự tự tri (tự biết chính mình) ấy đã thành một bản tính tự nhiên, chỉ thỉnh thoảng nó mới quên. Hãy đọc lại đoạn Văn Minh báo với Xuân cái việc định gả em gái là Tuyết cho nó. Những tưởng đang trong cảnh long đong kiếm sống, vớ được vợ giàu chẳng khác chết đuối vớ được cọc, Xuân phải túm ngay lấy cơ hội. Đằng này không, Xuân lập tức trả lời là mình không dám nhận. Và trước mặt ông anh vợ tương lai, nó nói thẳng rằng mình “không cha không mẹ, lêu lổng từ bé, nhặt ban quần, bán phá sa, đã làm nhiều nghề hèn”. Nói như các cụ ngày xưa, vậy là Xuân thuộc loại tri kỷ tri bỉ, biết mình biết người; hoặc theo thuật ngữ của tâm lý học, ở nó có một sự tự ý thức khá đầy đủ. Nó không quên quá khứ, càng không mắc bệnh hoang tưởng. Trong cái năng lực tự ý thức ấy, có mặt cả sự tự tin, tỉnh táo, lẫn sự lương thiện, bấy nhiêu lý do cùng lúc khiến cho người đọc buộc phải nhận rằng mặc dầu thuộc loại ở mãi dưới đáy xã hội nhưng Xuân chưa bị làm hỏng. Chẳng những thế, còn có thể nói nó đã hấp thụ được một trong những cách nghĩ mới mẻ mà xã hội hiện đại vừa mang tới cho con người đương thời. Sự tỉnh táo của Xuân lúc này có thể sánh ngang với Chí Phèo khi Chí cãi lại Bá Kiến “Không được ! Ai cho tao lương thiện…Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không !” mà nhiều người vẫn ca ngợi.

Con người hiện đại, anh là ai ?

Sau khi kể lại tỉ mỉ việc Xuân gia nhập vào xã hội của những bà phó Đoan, Văn Minh, đến chương XIV, Vũ Trọng Phụng để hẳn mấy trang nói riêng về việc Xuân tóc đỏ được mọi người đánh giá ra sao. Điều này không chỉ là nhu cầu của người trong cuộc mà còn là của chính độc giả theo dõi câu chuyện. Thế nhưng rút cuộc Xuân là người thế nào ?

Chịu, những người thường xuyên tiếp xúc với Xuân mỗi người một ý, không ai xác định được cho chính xác. Người yêu người ghét, người này thấy Xuân vô tích sự, người khác lại thấy Xuân được việc. “Người chê Xuân vô học, người lại quả quyết rằng về học thức của Xuân thì đã mấy ai bằng”. Và tác giả chốt lại bằng một câu buông lửng: “Sau cùng thì không còn một ai biết rõ cái giá trị của Xuân là đáng khinh trọng thế nào nữa”. Việc một nhân vật trở nên một cái gì người ta không kết luận được như thế này không chỉ khiến cho câu chuyện đọc thêm hấp dẫn, mà suy cho cùng, nó càng chứng tỏ nhân vật có phần vượt khỏi tầm tay của tác giả như phần trên chúng tôi đã lưu ý. Hơn nữa đây cũng chính là một đặc điểm người ta thường thấy ở loại nhân vật hiện đại trong văn học. Những ai có dịp tìm hiểu văn học phương Tây thế kỷ XX hẳn biết nhân vật trong các tiểu thuyết thời nay có sự phát triển khá lạ lùng. Nói chung, không bao giờ họ nằm yên trong những cái khung xã hội mà người đọc quen hình dung. Họ vào đời như dấn thân vào những cuộc phiêu lưu. Dường như mỗi người bị đẩy đi giữa một đám đông hỗn độn và toàn bộ nỗ lực của họ là tìm cách tự khẳng định mình trong sự hỗn độn đó. Có khi họ thấy đời là một cuộc chơi và quá trình chơi thú vị hơn kết quả. Lại có khi họ bị ám ảnh bởi ý nghĩ điều gì cũng có thể xảy ra đối với mình, cả điều xấu nhất lẫn điều tốt nhất. Khi giả thiết rằng thế giới này là điên rồ và mình cũng chẳng thoát khỏi cơn điên ấy, con người trong tiểu thuyết hiện đại không còn bị ám ảnh quá đáng bởi lương tâm và các vấn đề đạo đức. Đường đời của nhiều nhân vật lúc này phần lớn phụ thuộc vào việc họ tự chế ngự những mặc cảm cuối cùng còn sót lại trong người, để hiện thực hoá cho được những tiềm năng sẵn có. Bảo rằng họ thành công cũng được, thất bại cũng được.

Không cần khiên cưỡng gì lắm, cũng có thể nói rằng người ta dễ dàng tìm thấy một số đặc điểm trên đây trong tính cách và số phận Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng, và chắc chắn là rồi đây, khi cần nghiên cứu kỹ càng đầy đủ hơn vấn đề hiện đại hoá của con người Việt Nam thế kỷ XX, Xuân còn được nhắc tới như một dẫn chứng độc đáo.

Sở dĩ văn học thế kỷ XX đưa ra loại nhân vật nói trên, bởi ngay trong đời sống, những con người loại này đã hình thành, và chính sự đổi khác của đời sống buộc tiểu thuyết phải khác trước thì mới biểu hiện được cái đời sống đã thay đổi đó. “Nay là thời mà lối viết trữ tình hoặc để cho dốc bầu tâm sự không còn được thịnh hành, và một khi bị mang áp đặt, thì cả những tình cảm tốt cũng dễ bị dị ứng”. “Những hài kịch phi lý, đó là cách tốt nhất để viết về cái thế giới kỳ cục mà người ta đang sống”. “Tính hiện đại mang trong nó sự giải phóng cá nhân, sự thế tục hoá toàn bộ những tiêu chuẩn giá trị, sự phân hoá không thể kết hợp của chân thiện mỹ” – những nhận định loại đó rất dễ gặp trong các tài liệu nghiên cứu viết về phương Tây hiện đại.

Tương tự như vậy, có thể nói sở dĩ Xuân tóc đỏ có thể có mặt và tự do đi về trong kiệt tác của Vũ Trọng Phụng, ấy là bởi chính sự phát triển của hoàn cảnh đã mở ra những tiền đề cho loại nhân vật này phát triển. Từ chỗ là một thực thể cổ lỗ ngưng đọng, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã trở thành một xã hội hiện đại một cách nhanh chóng đến mức tự nó cũng kinh ngạc về sự biến chuyển của chính mình. Trong lúc chưa thể tự nhận diện một cách chính xác, người ta đành tạm bằng lòng với những giả thiết chung chung, kể cả những nhận thức tưởng là gần đúng mà thực ra là lầm lẫn. Ở chương VII của Số đỏ, tác giả kể khi cụ tổ tám mươi ốm, có một người con ( cũng đã già ) gọi là ông Hai ở nhà quê ra chơi, và Vũ Trọng Phụng không quên nói rằng trong con mắt của ông Hai mọi chuyện lúc bấy giờ thật là kỳ quặc. Quả thật, hai chữ kỳ quặc đã diễn tả chính xác cái ấn tượng mà nhiều người bình thường có được từ cuộc sống và con người ở Hà thành khoảng những năm ba mươi của thế kỷ trước. Bởi suy cho cùng cái nhìn của ông Hai nói ở đây có liên quan tới cái nhìn của những người nông thôn, là nơi mà công cuộc hiện đại hoá chỉ tác động tới một cách hời hợt. Điều quan trọng hơn là cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, đầu XXI, cái nhìn loại này vẫn được nhiều người vô tình lặp lại. Thành thử, những thành kiến kéo dài với một nhân vật như Xuân tóc đỏ từ trước đến nay kể ra cũng là tự nhiên, và chỉ có cơ thay đổi khi tiến trình hiện đại hoá mà Xuân đã sống, đã vùng vẫy để tự khẳng định, được chúng ta nghĩ lại cũng như đánh giá lại.




Nguồn : Diendankienthuc.net

Một số chuyên đê đại số lớp 12 - tài liệu chi tiết

 Tên tài liệu : Một số chuyên đê đại số lớp 12
Tác giả : Đang cập nhật
Thể loại : Sách giáo dục, toán học, đại số, chuyên đề toán học
Nguồn : Internet
Định dạng: PDF
Kích cỡ : 544kb ( File : Chuyen de dai so lop 12 [shopkienthuc].rar ) - Bạn dùng các phần mềm giải nén để giải nén ra
Share by: Shopkienthuc
Tải về 
(Click để xem tài liệu online)

Tuyển tập 2700 câu hỏi luyện thi các Gameshow ĐTH

Tuyển tập 2700 câu hỏi luyện thi Gameshow Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, Đấu trường 100, Ai là triệu phú ... trên kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam của bạn Thiều Đình Chung, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Một người đam mê gameshow trên truyền hình và đã từng thi trận chung kết của một gameshow. Hệ thống câu hỏi bao quát các lĩnh vực Khoa học tụ nhiên, văn hóa, kinh tế, thể thao, hiểu biết xã hội... từ phổ thông đến chuyên sâu. Tài liệu thích hợp cho những ai muốn tham gia các game show như ai là triệu phú, đường lên dỉnh Olympia, rung chuông vàng...Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trở thành triệu phú của tiền bạc cũng như tri thức.

Thông tin
Tên : Tuyển tập 2700 câu hỏi luyện thi các  Gameshow ĐTHVN
Thể loại : Sách kiến thức, tìm hiểu, tư vấn
Tác giả : Thiều Đình Chung
Định dạng sách : PDF
Kích cỡ : 13,1MB (File : [Shopkienthuc]-2700-Cau-hoi-Luyen thi gameshow.rar)
Nguồn : vnmath
Share by: Shopkienthuc
Tải về : Mediafire

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Vượt khó giỏi như chủ nhân Huy chương Bạc Olympic Toán Quốc tế

Giữ vững danh hiệu học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học phổ thông, liên tiếp đoạt các giải cao trong các kỳ thi Toán cấp quốc gia, mới đây nhất, Nguyễn Kiều Hiếu giành Huy chương Bạc cuộc thi Olympic Toán Quốc tế 2010 với điểm số suýt soát đạt Huy chương Vàng.

Thành tích của cậu học trò lớp 12A, THPT chuyên Lê Quý Đôn thật đáng nể. Song đằng sau nụ cười lạc quan thường trực của Kiều Hiếu là cả một hành trình vượt khó đầy nghị lực.
Nguyễn Kiều Hiếu vừa giành Huy chương Bạc cuộc thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) 2010.
 
“Hiếu mồ côi cha từ năm 10 tuổi”
Đó là câu nói tận đáy lòng khi tâm sự cùng chúng tôi của bà Kiều Thị Ba, mẹ của Nguyễn Kiều Hiếu. Mẹ Hiếu luôn nhớ về hình ảnh của con trai khi ba Hiếu mất lúc em còn là cậu học trò lớp 3, chưa được 10 tuổi.
“Đám tang cha, con tôi không khóc. Mọi người vẫn nghĩ Hiếu còn nhỏ, chưa cảm nhận hết mất mát. Nhưng rồi tôi nhìn thấy con gục đầu bên cha lần cuối trong lễ tang đến tận khuya. Rồi chính Hiếu an ủi tôi khi tôi qụy ngã Mẹ đừng khóc nữa. Mẹ còn có hai chị em con nữa. Mẹ giữ sức, đừng để ngã bệnh”.
Chính câu nói đó của Hiếu đã vực người mẹ trong đau khổ vì gia đình đã vĩnh viễn mất đi một trụ cột.
Công việc của một nhân viên công ty 503 thuộc Khu đường bộ 5 nhiều vất vả, bà Ba vẫn không nề hà. Ngày đêm chắt chiu lo cho con được ăn học. Rồi khi nghỉ hưu, đồng lương hưu ít ỏi không đủ xoay trở lo chu toàn sinh hoạt phí trong nhà, mẹ Hiếu xin một chân tạp vụ ở cơ quan cũ kiếm thêm thu nhập.
“Vì điều kiện gia đình, Hiếu thiệt thòi hơn các bạn học cùng trang lứa. Vậy mà chưa mà giờ tôi nghe nó than một tiếng khó. Mỗi lần nghe thầy giáo gọi điện thoại nhắc chừng mai Hiếu đi thi học sinh giỏi, tôi mới lật đật mua cho con vài hộp sữa bồi bổ. Món đồ dùng học tập xa xỉ nhất của nó là cái máy tính cũ để bàn mà cả nhà ngoại, cậu, dì gom góp  mua tặng thưởng cháu khi nó thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, cái trường ai cũng biết dễ chi mà thi đậu vô đó.”.
Rồi mẹ Hiếu kể tiếp về con trai: “Nó chẳng bao giờ xin tiền mẹ đi chơi. Hồi Hiếu còn học cấp hai, có lần tôi cho tiền nó đi học thêm môn Toán. Mấy tháng sau, nó đem tiền về lại nói Không hiểu răng mà thầy biết hoàn cảnh nhà mình, thầy giảm học phí cho con. Mấy lần cần lắm mới xin mẹ cho tiền ra tiệm để lên mạng. Nó nói trên mạng có diễn đàn chi đó để nó tải tài liệu rồi trao đổi với các bạn về cách giải các bài Toán”.
Phần thưởng lớn nhất với Hiếu có lẽ là niềm vui đầy tự hào của mẹ.
Lên cấp ba, cũng vì chưa quen với môi trường học mới với nhiều yêu cầu cao của trường chuyên, trong học kỳ đầu tiên, Hiếu chỉ đạt học lực khá. Sợ mẹ buồn, Hiếu hứa chắc cho mẹ yên lòng: “Mẹ đừng lo. Cuối năm con sẽ cố gắng là học sinh giỏi” và Hiếu đã giữ đúng lời hứa.
Và sau đó là một loạt các giải thưởng: giải Ba môn Toán cấp TP năm lớp 10, Huy chương Bạc Olympic 30-4 môn Toán, giải nhì giải Toán trên máy tính năm lớp 11, giải ba Quốc gia và mới nhất là huy chương Bạc Olympic Toán Quốc tế 2010.
Uớc mơ đuổi theo Toán học tới cùng
Chia sẻ về dự định tương lai, Hiếu chia sẻ: “Em sẽ đăng ký học lớp cử nhân tài năng Toán của Đại học Quốc gia Hà Nội. Em muốn được theo đuổi Toán học tới cùng.”
Trước đó, vì nhận thức hoàn cảnh gia đình, Hiếu đã đồng ý với mẹ là học ở trường đại học ngay TP Đà Nẵng cho gần, không tốn kém nhiều sinh hoạt phí như khi xa nhà đi học. Nhưng như lời ông Phạm Gia Hữu, tổ trưởng tổ 19, phường Thanh Khê Đông, Q. Thanh Khê (Đà Nẵng) : “Hắn được huy chương cả xóm ni mừng. Ai cũng biết thằng Hiếu có tiếng học giỏi mà lại ngoan, có hiếu với mẹ. Tui nghe trong xóm nói hắn ưng học Toán lắm, ưng học ngành chi thiên hẳn về Toán học luôn kìa nhưng hắn có dám nói với mẹ hắn mô. Hắn thương mẹ, nói Thôi nói rứa thôi chớ con đăng ký trường học ở Đà Nẵng cho gần nhà”.
Trò chuyện với Dân trí, Hiếu tâm sự: “Em đam mê môn Toán học chính từ niềm đam mê Toán học của thầy Sơn (thầy Nguyễn Duy Thái Sơn - PV). Thầy là người tận tụy với Toán học và với học trò bọn em”.
Hiếu và thầy Nguyễn Duy Thái Sơn, người đã truyền lửa cho em niềm đam mê Toán học.
Nhận xét về Kiều Hiếu, thầy Nguyễn Duy Thái Sơn - người đã dạy và dẫn dắt hai học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là em Nguyễn Kiều Hiều và em Phạm Việt Cường đến tận trường thi Olympic Toán Quốc tế IMO 2010 và đoạt hai Huy chương Bạc, cho biết: “Hiếu là một học trò khiêm tốn. Em thực sự rất có năng lực môn Toán học, nhất là Toán tổ hợp (Toán suy luận). Ở ngày thi thứ hai, bài làm của em rất hoàn hảo và bứt phá. Tôi hoàn toàn tin tưởng ở em trước kỳ thi. Mừng hơn là em đạt được thành tích cao hơn kỳ vọng”.

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Công việc của Chuyên viên Tín dụng

Ngày nay, với sự ra đời của rất nhiều ngân hàng cũng như các dịch vụ tín dụng; cộng với nhu cầu về tài chính để đầu tư kinh doanh hay chỉ đơn giản là để chi dùng ngày càng tăng khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực làm nghề tín dụng cũng tăng theo nhanh chóng. Lướt qua các website tuyển dụng cũng như các website của các ngân hàng đều có thấy tuyển rất nhiều nhân viên tài chính.

Nhân viên tín dụng – họ là ai?

Đối với cá nhân, khoản vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là cách để có tiền mua nhà, xe hơi hoặc học phí. Đối với doanh nghiệp, khoản vay cũng cần thiết để thành lập công ty, đầu tư mua bán hoặc đầu tư vào trang thiết bị. Nhân viên tín dụng làm cho quy trình vay mượn dễ dàng hơn bằng cách tìm các khách hàng tiềm năng và hỗ trợ họ đăng ký vay vốn. Nhân viên tín dụng thu thập thông tin về khách hàng và doanh nghiệp để đảm bảo rằng quyết định được đưa ra có tính đến sự tin tưởng vào người mượn và khả năng trả nợ của họ. Nhân viên tín dụng hướng dẫn người nộp đơn vay vốn tiềm năng - những người gặp vấn đề trong việc phân biệt khoản vay. Họ giúp khách hàng xác định đâu là khoản vay nào thích hợp với khách hàng, giải thích các yêu cầu cụ thể và những giới hạn của khoản vay. Nhân viên tín dụng thường chuyên môn trong lĩnh vực vay thương mại, tiêu dùng hoặc thế chấp. Vay thương mại giúp công ty chi trả các khoản chi phí trang thiết bị, chi phí điều hành quản lý. Vay tiêu dùng bao gồm vay để mua sắm nhà cửa, xe cộ hoặc các khoản vay cá nhân. Vay cầm cố mua bất động sản hoặc để tái đầu tư một khoản cầm cố hiện có. Khi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác bắt đầu cung cấp nhiều loại hình vay vốn và các dịch vụ tài chính, nhân viên tín dụng phải theo kịp với những dòng sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mô tả công việc

Trong nhiều trường hợp, nhân viên tín dụng đóng vai trò như là nhân viên kinh doanh. Ví dụ nhân viên tín dụng thương mại liên lạc với công ty để xác định nhu cầu vay vốn. Nếu công ty đang tìm kiếm nguồn tiền, nhân viên tín dụng sẽ cố gắng để thuyết phục công ty vay vốn từ ngân hàng của mình. Tương tự như vậy, nhân viên tín dụng thế chấp phát triển mối quan hệ với đại diện thương mại hoặc bất động sản dân dụng để khi có một cá nhân hoặc công ty bán tài sản, đại diện thương mại có thể đề xuất liên lạc với mình vay vốn.

Một khi có được cuộc hẹn đầu tiên, nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng quy trình vay vốn. Quy trình này bắt đầu bằng một cuộc hẹn gặp hoặc cuộc gọi với khách hàng tiềm năng. Trong suốt thời gian này, nhân viên tín dụng thu thập các thông tin cơ bản về mục đích vay vốn, giải thích sự khác nhau của các khoản vay và điều khoản áp dụng dành cho người đăng ký vay vốn.

Nhân viên tín dụng trả lời các câu hỏi về quy trình và đôi lúc giúp khách hàng biết cách điền thư xin vay vốn. Sau khi khách hàng hoàn thành thư xin vay vốn, nhân viên tín dụng bắt đầu quy trình phân tích và phân loại thông tin dựa trên thư xin vay vốn để xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Thường thì nhân viên tín dụng có thể tìm kiếm thông tin về mức độ tin tưởng của khách hàng qua hồ sơ tín dụng với sự trợ giúp của máy tính và có được số điểm “tin cậy”. Số điểm này đại diện cho khả năng trả nợ của cá nhân hoặc tổ chức vì được lập trình và đánh giá bởi một phần mềm vi tính.

Trong trường hợp không có sẵn hồ sơ tín dụng hoặc điều kiện tài chính có vấn đề, nhân viên tín dụng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin hoặc trong trường hợp tín dụng thương mại là bản sao chứng từ tài chính của công ty. Với những thông tin này, nhân viên tín dụng – người chuyên thẩm định khả năng trả nợ - thường gọi là nhân viên thẩm định có thể thực hiện các phân tích tài chính và đánh giá các rủi ro khác. Nhân viên tín dụng sẽ cung cấp thông tin và viết đề xuất của họ trong hồ sơ vay vốn để phân tích liệu khoản vay tiềm năng này có đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng hay không. Nhân viên tín dụng sau khi bàn bạc với trưởng phòng tín dụng sẽ quyết định có chấp nhận cho vay hay không. Nếu khoản vay được chấp nhận, họ sẽ sắp xếp thời gian trả nợ với khách hàng. Khoản vay được chấp thuận hay không tuỳ thuộc vào khách hàng có khoản ký quỹ (tài sản được thế chấp để đảm bảo khách hàng sẽ thanh toán khoản nợ). Ví dụ, khi vay tiền để chi trả học phí, ngân hàng có thể yêu cầu người mượn thế chấp nhà của họ. Nếu người vay không đủ khả năng trả nợ, ngôi nhà sẽ bị ngân hàng tịch thu theo quyết định của toà án và bán đi để lấy lại số tiền.

Một số nhân viên tín dụng làm nhân viên thu hồi nợ, liên hệ với người có khoản nợ quá hạn để giúp họ tìm cách trả nợ, tránh tình trạng vỡ nợ. Nếu kế hoạch trả nợ không thành công, nhân viên thu hồi nợ sẽ đề xuất việc bán tài sản thế chấp trong đó người cho vay tịch thu tài sản thế chấp: nhà cửa, xe hơi để thanh toán khoản vay.

Điều kiện làm việc


Nhân viên tín dụng thường phải đi công tác. Ví dụ như nhân viên tín dụng thương mại hoặc thế chấp thường xuyên làm việc ngoài văn phòng và chủ yếu trên máy tính, điện thoại di động và giấy tờ để giữ liên lạc với khách hàng hoặc văn phòng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng thế chấp thường làm việc bên ngoài hoặc trong xe hơi, đến văn phòng hoặc nhà của khách hàng trong khi hoàn thành đơn xin vay vốn. Nhân viên tín dụng thương mại thỉnh thoảng công tác đến thành phố khác để chuẩn bị cho các hợp đồng vay vốn phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhân viên tín dụng tiêu dùng hoặc tư vấn vay vốn lại thường ở văn phòng hơn. Họ thường làm việc 40 giờ 1 tuần nhưng tuỳ thuộc vào công việc, số lượng khách hàng hoặc nhu cầu vay vốn mà thời gian có thể nhiều hơn. Nhân viên tín dụng thế chấp đặc biệt có thể làm việc nhiều giờ hơn bởi vì họ được thoải mái lựa chọn bao nhiêu khách hàng mà họ muốn.

Nhân viên tín dụng đặc biệt bận rộn khi lãi suất vay thấp, 1 điều kiện thúc đẩy khách hàng vay vốn.

Nhân viên tín dụng có năng lực có thể thăng tiến đến một chi nhánh lớn hơn của ngân hàng hoặc ở vị trí quản lý. Trong khi đó, những người kém tài năng hơn và ít sự chuẩn bị về mặt kiến thức hoặc bằng cấp có thể được thuyên chuyển đến các chi nhánh nhỏ hơn và rất khó thăng tiến nếu không qua đào tạo để tự nâng cao kỹ năng của mình. Thăng tiến đối với vị trí nhân viên tín dụng thường là giám sát các nhân viên khác và đội ngũ văn phòng.

Những tố chất để trở thành một nhân viên tín dụng

- Người nào muốn trở thành nhân viên tín dụng phải có khả năng giao tiếp tốt. Bằng khả năng này, họ sẽ xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng tiềm năng để nâng cao cơ hội kí các hợp đồng cho vay. Đối với quan hệ công chúng, nhân viên tín dụng phải sẵn sàng tham gia các sự kiện cộng đồng như là 1 đại diện của ngân hàng.

- Nhân viên tín dụng là người năng động, có tính tự chủ cao. Họ là những người phải đi làm việc bên ngoài văn phòng khá nhiều, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng nên họ phải luôn tự giải quyết các vấn đề mà bản thân và khách hàng mắc phải.

- Bạn phải là người cẩn thận. Đây là công việc liên quan đến tiền. Bởi vậy, chỉ cầ sai lệch một con số, một dấu chấm, phẩy cũng có thể đem lại phiền toái đến cho bạn, ví như bị đuổi việc hoặc phải đền bù thiệt hại.

- Sử dụng ngoại ngữ và máy tính thành thạo. Đây là hai điều kiện quan trọng cho một mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao trong công việc nhân viên tài chính.