Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

(Tác giả văn học ) Tố Hữu


Thời niên thiếuÔng sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ cùng quê hương Huế đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. [1]

 Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,… qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 Ông gia nhập Đoàn thanh niên và được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938. Năm 1945 ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế.

Chọn bút danh Tố Hữu

Vào giữa năm 1938, sau khi đỗ thành chung, Nguyễn Kim Thành sang Lào. Tại đây, ông viết bài "Lao Bảo"; một cụ Đồ nho người Quảng Bình, sau khi hàn huyên đã tặng chữ "Tố Hữu" để đặt bút danh cho Nguyễn Kim Thành.
Cụ đồ giải thích theo Khổng Tử: "Ngô nhi Tố Hữu đại chí", nghĩa là "trẻ ta sẵn có chí lớn" - Tố Hữusẵn có; hai chữ ấy để chỉ cái tiềm ẩn trong con người Nguyễn Kim Thành.
Nguyễn Kim Thành trân trọng nhận bút danh Tố Hữu do cụ đồ tặng, nhưng chỉ dám được hiểu với nghĩa khác: Tốtrong trắng, Hữubạn; hai chữ Tố Hữu với nghĩa là người bạn trong trắng.

Chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo

Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:
  • 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
  • 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
  • Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
  • Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
  • Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
  • Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
  • 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoa, con gái cả của nhà thơ Tố Hữu

Hồi đi học, bạn bè người ta cứ hơi một tí thì bảo, con ông Tố Hữu mà thế. Vậy tức là bản thân mình không chỉ chịu trách nhiệm cho mỗi mình mình, mà còn chịu trách nhiệm vì những gì mình làm có thể ảnh hưởng đến ba, mà nếu mình yêu ba thì tất nhiên mình không nên làm cái đấy. [1]

Quan điểm chính trị

  • Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958) với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ. Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[2].
  • Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác) 
  • Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn).

Đóng góp văn học

Các tác phẩm

  • Từ ấy (1946)
  • Việt Bắc (1954)
  • Gió lộng (1961)
  • Ra trận (1962-1971)
  • Máu và Hoa (1977)
  • Một tiếng đờn (1992)
  • Ta với ta (1999)
  • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
  • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
Theo wikipedia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét