Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Khả năng "siêu phàm" của những sinh vật biển lạ lẫm


Chúng không chỉ biết bơi lặn mà còn có nhiều khả năng rất kỳ lạ.

"Siêu nhân bay" cá đuối


Con cá đuối là một tay bơi lặn cừ khôi nhờ có các phiến cơ ngực rất khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng có thể dùng các phiên cơ thành làm “cánh” để bay lên khỏi mặt nước.

Cá đuối có thể "bay" cao tới 2m và người ta vẫn chưa biết chúng làm vậy với mục đích gì. Trong tự nhiên, có rất ít loài săn đuổi cá đuối và gần như chỉ có các con cá mập lớn là có thể đe dọa chúng, vì thế các nhà khoa học dự đoán rằng hành vi đó là một dạng “tán tỉnh” giữa các con đực và con cái hay thậm chí là hành động chơi đùa của cá đuối.

"Chiếc hộp" đa năng của mực phủ


Loài mực phủ này thường giấu mình sau một lớp vỏ mỏng, trong suốt và trôi đi trong đại dương. Chúng có thể tiết ra lớp vỏ này làm “hộp” đựng trứng nhưng gần đây người ta phát hiện ra các “hộp” đó cũng được dùng để chứa không khí và cho phép con mực nổi giữa dòng nước mà chẳng cần phí sức bơi lội. Đây là loài vật duy nhất biết dùng bóng khí để kiểm soát khả năng chìm – nổi của mình, không khác gì một chiếc tàu ngầm.

Sên biển nguy hiểm với những chiếc gai


Con sên biển là một loài mang trần với màu sắc rất đặc biệt. Khi ở trên mặt biển, phần phía trên màu xanh của nó sẽ khiến sên biển khó bị đám chim ăn thịt đói khát phía trên phát hiện ra trong khi phần màu trắng bạc ở dưới lại giúp nó dễ dàng ẩn mình trước đám cá săn mồi.

Bản thân sên biển cũng là một loài ăn thịt và thức ăn của nó là những con… sứa độc nguy hiểm. Sên biển không sợ nọc độc của sứa, nó thậm chí dùng luôn nọc độc đó làm vũ khí tự vệ bằng cách chuyển chúng tới các phần gai nhọn trên thân mình.

Cá "cò súng" lì lợm


Loài cá nhiều màu sắc này chỉ sống ở các rặng đá ngầm quanh các đảo Nam Thái Bình Dương. Chúng thuộc loại cá “cò súng” với khả năng bám cực chặt vào các bề mặt hay các lỗ ẩn nấp để tránh kẻ thù. Cái tên “cò súng” được các ngư dân đặt khi họ nhận ra rằng có thể “tháo” loài cá này khỏi nơi ẩn nấp dễ dàng bằng cách ấn lên một điểm trên lưng chúng.

Cá sư tử: Kẻ cần được kiêng nể


Con cá sư tử này là một loài vật nguy hiểm vì các gai của chúng có chứa chất độc. Khi loài này “phùng mang trợn má” bơi dưới biển, ngay cả các con cá ăn thịt khác cũng phải tìm cách tránh xa.

Hải sâm với "trò" nhả nhớt tự vệ


Loài hải sâm sống ở Bắc Băng Dương mới được phát hiện gần đây và là sự bổ sung cho hơn 1.250 loài hải sâm mà con người đã biết. Chúng cũng là họ hàng của sao biển và cả nhím biển nữa. Khi bị đe dọa, các loài hải sâm khác nhau sẽ có những cách tự vệ rất độc đáo như phụt ra một màng nhầy dính dớp và kẻ địch hay tự thải ra chính ruột gan của mình để khiến kẻ thù phải bối rối.

Quả bóng gai nguy hiểm


Cá nóc nhím gai ngắn có cái tên như vậy nhờ phương pháp phòng thủ của chúng. Toàn thân loài cá này được bao phủ bởi các gai nằm rạp xuống cho tới khi nguy hiểm xuất hiện. Lúc đó, con cá sẽ hút nước vào và phồng thành một quả bóng lớn. Các gai cũng tự dựng đứng lên và tạo thành một quả cầu gai đầy đe dọa.

Tiếng động dọa nạt từ tôm càng đỏ


Con tôm càng đỏ này có một cách thể hiện bản thân rất lạ. Chiếc càng lớn của chúng có thể đóng lại rất mạnh, tạo nên tiếng động đủ khiến kẻ khác giật mình. Không những thế, bong bóng khí tạo ra khi chiếc càng sập lại cũng nổ to và thậm chí tạo ra sức nóng và ánh sáng trong một khoảnh khắc.

Cá mút đá nhả chất lỏng để tự vệ

Con cá mút đá này sống ở tầng đáy đại dương. Chúng chẳng có hàm, chẳng có răng và cũng không cần dạ dày. Đến mắt cũng không có nhưng loài vật này lại có một hệ thống phòng ngự rất phi thường. Khi bị đe dọa, con cá mút đá tạo ra một lượng chất lỏng rất kinh tởm đủ sức làm nản lòng các con vật ăn thịt khác. Toàn thân cá mút đá được bao phủ bởi lớp chất lỏng đó và khi đã an toàn, chúng sẽ tìm cách chui qua các kẽ đá để tự làm sạch mình.

Internet


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét