Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Một số thuật ngữ thường gặp trong văn học trung đại


Em hãy giải thích một số thuật ngữ : " tính quy phạm, công thức","Bút pháp tượng trưng, ước lệ","Tính hàm súc" thường gặp trong văn học trung đại ?
Trả lời :
-Tính quy phạm, công thức : Là những quy định chặt chẽ phải tuân theo trong sáng tác văn học . Tính quy phạm, công thức thế hiện trong văn học trung đại ở các phương diện:
Mục đích nhằm giáo huấn.
Nội dung thường nói chí, tỏ lòng
Đề tài : Có sẵn như " Mây, gió, trăng, hoa, tuyết , núi, sông".
Thể loại thường là những thể loại có bố cục và kết cấu cố định, công thức như thơ Đường luật, phú, văn tế, cáo, hịch,.....
-------------------------------------
- Bút pháp tượng trưng ước lệ : một hình tượng nào đó dùng nhiều trong sáng tác văn học. Hình tượng ấy không chỉ có ý nghĩa là chính nó mà gợi ta liên tưởng đến một cái trìu tượng khác. Cái này là quy ước chung của một cộng đồng người.
Ví dụ : Cây tùng cây trúc trong văn học trung đại thường tượng trưng cho người quân tử, hoặc khi Nguyễn Du viết " giêng vàng đã rụng một vài lá ngô" thì người ta biết mùa thu đã về....
-------------------------------------
- Tính hàm súc : dùng một hình thức nhỏ nhưng diễn đạt đuocj trong đó nhiều ý tứ sâu xa, lớn lao.
-Shopkienthuc-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét