Trong các phiên bản của hệ điều hành Windows, Microsoft luôn dự trữ 20% tổng lượng băng thông của hệ thống để dùng cho những mục đích khác như Windows Update và kiểm soát máy tính của người dùng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể loại bỏ chế độ này và sử dụng được toàn bộ băng thông để tăng tốc độ kết nối internet.
Người dùng thường không được khuyến cáo vô hiệu hóa tính năng này, tuy nhiên trong trường hợp kết nối internet của bạn quá chậm và không dùng đến dịch vụ Windows Update thì bạn có thể làm điều này để giải phóng băng thông một cách dễ dàng theo hướng dẫn sau (áp dụng được cho tất cả phiên bản Windows):
Bạn kích vào Start >> chọn Run và nhập “gpedit.msc” (không có dấu “) để mở cửa sổ Local group policy editor.
Ở phần bên trái của cửa sổ, tại Local Computer Policy bạn chọn Computer Configuration >> chọn Administrative Templates >> Network >> QOS Packet Scheduler. Sau đó tại phần bên phải bạn kích đúp chuột vào Limit Reservable Bandwidth.
Mặc định chế độ này được đặt not configured nhưng thực tế Windows vẫn giữ lại 20% tổng lượng băng thông, bạn có thể chỉnh sửa lại thiết lập này bằng cách chọn Enable, tại mục Options >> Bandwidth limit (%) bạn để là 0.
Bằng cách này hệ thống của bạn sẽ được sử dụng 100% băng thông để kết nối internet. Bạn hãy khởi động lại máy để cảm nhận sự khác biệt.
Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011
Bài tập Toán 11 cả năm (Đại số, Giải tích, Hình học)
Bài tập Toán 11 cả năm gồm cả 3 phân môn: Đại số, Giải tích và Hình học. Tài liệu được biên tập bởi một bạn tên Trung. Nội dung chính bao gồm hệ thống bài tập theo chủ đề tương ứng với các bài trong chương trình Toán 11 hiện hành. Ngoài ra còn có thêm một số đề thi thử (Học kì, Đại học).
Bản PDF được định dạng để in ở giấy A5 nên rất khó đọc. Các bạn cố gắng để ý số trang để tiện theo dõi. Tiện nhất là in ra để làm thành 1 cuốn sách bài tập nho nhỏ!
Tải bản in ở đây:
Bản PDF được định dạng để in ở giấy A5 nên rất khó đọc. Các bạn cố gắng để ý số trang để tiện theo dõi. Tiện nhất là in ra để làm thành 1 cuốn sách bài tập nho nhỏ!
Tải bản in ở đây:
Download
Tổng hợp kĩ năng trại
Cắm trại là một hoạt động tập thể rất vui và bổ ích. Tuy nhiên việc cắm trại cũng yêu cầu nhiều kỹ năng và thời gian của chúng ta. Rất nhiều bạn không biết phải làm gì để làm được cho lớp mình một tiểu trại.
Sau đây là những hướng dẫn chi tiết (file word) về cách thiết kế cổng trại, cách dựng lều trại, cách cột các nút dây trong trại, các vật dụng cần thiết trong trại để các bạn tham khảo.
Các hướng dẫn này được kèm với các hình ảnh minh hoạ dễ hiểu. Các bạn hãy download về và nghiên cứu offline nhé.
Tai ve : Tong hop ki nang lam trai
Hướng dẫn các nút thắt dây cơ bản trong làm trại
CÁC LOẠI NÚT DÂY CƠ BẢN
Dưới đây là 15 nút dây cơ bản nhất và công dụng đầy đủ của nó1. NÚT CHỊU ĐƠN.
Không cho một đầu dây chui qua một lỗ nhỏ. Làm dây
kéo nước giếng ( làm điểm tựa cho bàn tay khi kéo
một vật hoặc thùng nước )
kéo nước giếng ( làm điểm tựa cho bàn tay khi kéo
một vật hoặc thùng nước )
2. NÚT CHỊU KÉP
Công dụng giống nút chịu đơn nhưng để lại
gút to hơn,chắc chắn hơn. Ngày xưa các Thầy
tu thường dùng làm tràng hạt ( vì thế còn gọi
là nút thầy tu )
3. NÚT SỐ 8
Giống như nút chịu đơn, nhưng do có xoắn thêm
một vòng nên chắc chắn hơn.Ứng dụng làm thang dây.
một vòng nên chắc chắn hơn.Ứng dụng làm thang dây.
4 - NÚT DẸT.
[CENTER]Là nút nối thông dụng nhất thế giới. Dùng để
nối hai đầu dây có tiết diện bằng nhau.Dùng
buộc đồ, gói hàng, buộc kết thúc dây băng cứu thương.
5. NÚT BÒ
Được phát hiện do cách làm sai của nút Dẹt.
Khi làm xong nó có hình thù giống như cái sừng
bò. Dùng để buộc dây kẽm gai hàng rào.
**giữa nút dẹt và nút bò, để phân biệt dễ dàng bạn nên nhớ sau khi hoàn thành đối với nút dẹt thì có 1 bên là hai đầu dây nằm trên và 1 bên là 2 đầu dây nằm dưới
ngược lại nút bò sau khi hoàn thành 1 bên là 1 dây nằm trên 1 dây nằm dưới và bên còn lại cũng là 1 sợi nằm trên 1 sợi nằm dưới.**
6.NÚT CHÂN CHÓ
7.NÚT THỢ DỆT
Dùng để nối chỉ dệt, nối 2 đầu dây không bằng nhau.
còn đây là THỢ DỆT KHÓA SỐNG
Dùng để buộc góc mái lều có may sẵn vòng dây vải
8.NÚT THÒNG LỌNG
- Dùng để bắt súc vật
- Buộc một sợi dây vào một vật cố định ( cột, đinh, vòng sắt…)
- Buộc xiết một vật nào đó ( có thể nới rộng vòng nút to hay nhỏ tùy ý )
9.NÚT KÉO GỖ
Dùng để kéo gỗ, chức năng xiết như nút thòng lọng.
Ứng dụng để căng dây phơi đồ hoặc mắc võng vào thân cây.
10.NÚT SƠN CA (hay còn gọi là nút ĐẦU CHIM)
- Dùng để treo phần giữa dây lên một xà ngang
- Có thể dùng để buộc xiết một bó củi để kéo đi.
- Trong dựng lều Sơn ca là nút thông dụng để buộc góc lều
** Ta nhận thấy ở nút KÉO GỖ và nút SƠN CA đều có công dụng là "kéo gỗ", tuy nhiên cũng nên phân biệt nếu đó là 1 bó củi vừa và không quá lớn ta có thể dùng Sơn Ca, còn là 1 bó củi quá lớn thì dùng nút sơn ca là không khả thi, lúc đó nút KÉO GỖ là tối ưu nhất **
11.NÚT THUYỀN CHÀI
- Dùng để neo thuyền vào cọc trên bờ
- Dùng để buộc đầu lều ( cố định bạt với đầu gậy )
- Là khởi đầu cho tất cả các nút ráp nối cây.
12.GHẾ ĐƠN
** Có 1 câu thần chú để giúp bạn biết cách làm nút ghế đơn dễ nhất, bây giờ hãy nhìn vào hình trên nhé : đầu tiên bạn làm 1 cái vòng nhỏ như hình 1, sau đó 1 tay cầm 1 đầu dây và bạn koi đầu dây đó là con rắn, bây giờ cùng đọc thần chú nhé....Con rắn từ dưới hang chui lên (h.2) - bò qua cái cây (h.3) - chui lại về hang (h.4)........siết lại cho chặt là ta đã dc nút ghế đơn rồi**
Công dụng: Dùng để kéo một người từ dưới sâu lên hay
thả một người từ trên cao xuống
13.NÚT CHẠY
- Được sử dụng thường xuyên nhất cho những góc lều
với cọc nhỏ. trường hợp dây ngắn vẫn làm được.
-Dùng để căng lều, nhưng thường thì người ta căng lều
bằng nút thòng lọng ngược,ít dùng nút CHẠY tuy nhiên
trong những trường hợp dây ngắn thì nút chạy là phù hợp nhất
15. NÚT NỐI CHỈ CÂU
- Dùng để nối chỉ câu
- Nối 2 đầu dây trơn bằng nhau.
- Dùng để kéo màn sân khấu hay rạp hát
16. NÚT TĂNG ĐƯA.Nút dây này là khá mới với Nhóm, nhưng thực sự thì nó đã được sử dụng từ rất lâu rồi. Người ta thường gọi nút này là nút tendeur (tiếng Pháp, tên đầy đủ là noeud tendeur non-bloquant), có lẽ vì công dụng của nó giống cái tendeur dùng để căng dây (hình như bên dưới, người thì gọi là tăng-đơ, có người đọc trại đi thành từ thuần Việt tăng đưa).
Dưới đây là hình vẽ minh họa cách thực hiện loại nút dây này.
Trong tiếng Anh, nút này có tên nhiều tên gọi khác nhau như Trucker’s Hitch, Power Cinch, Lorry Hitch, Haymaker’s Hitch, Harvester’s Hitch,Waggoner’s Hitch, Dolly Knot...; nhưng tên Trucker’s Hitch là thông dụng nhất vì các tài xế xe tải thường hay sử dụng để ràng hàng hóa hay tấm bạt cho chắc.
Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011
20 màn tuyên truyền gây sốc nhờ Photoshop
Bằng việc sử dụng công cụ biên tập ảnh và phần mềm đồ họa, các tổ chức về sức khỏe, quyền con người và bảo vệ động vật... đã cho ra đời những bức hình có tác động mạnh đến người xem.
Hãy tưởng tượng kia là con bạn.
Trẻ em sẽ chết ngạt vì khói thuốc của người lớn.
Hút thuốc lá trong nhà có hại cho con bạn.
Mọi đứa trẻ cần một gia đình thực sự.
Chỉ một tiếng “click” cũng thay đổi tương lai. Hãy thắt dây an toàn.
Bạn sẽ “cứu” hay “không cứu”?
Tác hại của hút thuốc.
Khi nào con người mới bắt tay vào tái chế rác thải?
Lời nói cũng khủng khiếp như dùng chân tay.
Thiên nhiên nổi giận.
Hôn người hút thuốc như tra tấn.
Khói thuốc của người lớn có tác hại như chính đứa trẻ tự hút thuốc.
Màu đỏ không phải lúc nào cũng đẹp. Hãy chấm dứt bạo hành phụ nữ.
Đừng mua đồ lưu niệm có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.
Hãy tưởng tượng kia là con bạn.
Trẻ em sẽ chết ngạt vì khói thuốc của người lớn.
Chấm dứt tình trạng thay đổi khí hậu.
Hút thuốc lá trong nhà có hại cho con bạn.
Mọi đứa trẻ cần một gia đình thực sự.
Chỉ một tiếng “click” cũng thay đổi tương lai. Hãy thắt dây an toàn.
Bạn sẽ “cứu” hay “không cứu”?
Tác hại của hút thuốc.
Khi nào con người mới bắt tay vào tái chế rác thải?
Lời nói cũng khủng khiếp như dùng chân tay.
Thiên nhiên nổi giận.
Hôn người hút thuốc như tra tấn.
Khói thuốc của người lớn có tác hại như chính đứa trẻ tự hút thuốc.
Màu đỏ không phải lúc nào cũng đẹp. Hãy chấm dứt bạo hành phụ nữ.
Đừng mua đồ lưu niệm có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.
Nghị luận về câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ "LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA, LỰA LỜI MÀ NÓI CHO VỪA LÒNG NHAU"
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán :
- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.
Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng :
- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không biết sử dụng.
Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.
Hay :
“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính -----, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" !
Bài viết sưu tầm
Tài liệu ôn thi môn văn
Bộ tài liệu tập hợp đủ các bài giảng môn Giảng văn ở cả ba khối 10, 11 và 12
Các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường THPT đang cần tài liệu tham khảo về bộ môn Văn để chuẩn bị cho các bài kiểm tra, hay cho các kỳ thi thì Sổ tay Văn học PTTH này chính là tài liệu bổ ích để tham khảo.
Bộ tài liệu tập hợp đủ các bài giảng về bộ môn Giảng văn ở cả ba khối lớp là 10, 11 và 12. Nó hệ thống lại phần giáo khoa, giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về xuất xứ tác phẩm, tác giả sáng tác và những ý chính cần thiết khi phải làm văn với tác phẩm đó.
Ngoài ra, còn khuyến mãi thêm “Bí quyết, những lời khuyên bổ ích”, cung cấp cho các sĩ tử những bí quyết, kinh nghiệm khi đi thi và khi học tập nữa đấy. Đây thật sự là một chương trình cần thiết cho các bạn nào định thi vào hai khối C, D và nó còn giúp bạn củng cố lại kiến thức để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT.
Download ebook vuot qua cac ki thi mon van
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)