Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Sử 11 bài 5 - Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời

Sử 11- bài 5- CHÂU PHI VÀ  KHU VỰC  MỸ LA TINH (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)   

I. Châu Phi
-Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa lâu đời.
-Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ.
* Các Đế quốc xâm lược phân chia châu Phi:
- Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi .
- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
     +Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali, Gam-bi-a.
    + Pháp chiếm: Tây Phi, miềm xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô –ma-li.,An-giê-ri,Tuy –ni-di,Xa-ha-ra.
    + Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania,
    + Bỉ chiếm .Công gô                                   
    + Bồ Đào Nha: Mô-dam Bích, Ănggôla, và một phần Ghinê
-Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.
 
 Công nhân đồn điền cao su ở Công gô thuộc Bỉ

*Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi:







Thời gian
Phong trào đấu tranh
Kết quỉa
1830-1874
Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia
Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.
1879-1882
Ở Ai Cập Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”
Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào
1882-1898
Mu-ha-met At-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh
Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu nên  thất bại
1889
Nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia.
- Ngày 01/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia giữ được độc lập
-Cùng với Libêria là những nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ XIX đến XX.

*Kết quả: phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia).
*Nguyên nhân thất bại là do: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.
*Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.


-Mĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).
-Trước khi xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên. Cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.
II. Khu vực Mĩ La-tinh
* Chế độ thực dân ở Mĩ La-tinh:
-Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
-Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc :
      + Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền
      +  Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên (vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông... )
* Phong trào đấu tranh giành độc lập:




Thời gian
Tên nước
Kết quả
Cuối XVIII
Ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp  dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.
- Năm 1803 thắng lợi .
-Haiti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ.
-Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh.
20 năm đầu thế kỉ XX
-Phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt ,các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành .
- Các quốc gia độc lập ra đời :
+ Mê hi cô : 1821
+ Áchentina : 1816
+ Urugoay: 1828
+ Paragoay: 1811
+ Braxin: 1822
+ Pê-ru: 1821
+ Colômbia: 1830
+ Ecuađo: 1830
 Nhận xét :
+ Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thóat khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập
* Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ:
  + Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nữa cà phê cho thị trường thế giới. Achentina sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh... Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hành xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông.
  +Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” của Mĩ ở Mĩ La-tinh.
  + Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”  ( Liên Mỹ )dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
  + Năm 1898  Mỹ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ.
  +Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này.
  +Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Sử 11 bài 4 - Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Trước Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ, sau đó là Nhật Bản (trừ Thái Lan).

I. SỰ THÀNH LẬP CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở  ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
1. Vài nét chung về quá  trình đấu tranh giành độc lập.
-Diện tích :4,5 triệu km2 ,dân số : 528 triệu người (2002) , gồm 11 nước
- Trước Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ, sau đó là Nhật Bản (trừ Thái Lan).
- Trong thế chiến  II bị Nhật chiếm đóng .
- Sau  khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Thí dụ :
+ Việt Nam : Cách mạng thàng Tám thành công ,  tuyên bố độc lập 2-9-1945.
+ In-đô-nê-xi-a  độc lập 17.08.1945
+ Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy ,12/10/1945 tuyên bố độc lập.
+ Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin  giải phóng phần lớn lãnh thổ .
Nhưng thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn (Indonesia: 1950, Đông Dương: 1975); hoặc buộc các đế quốc Âu – Mỹ phải công nhận độc lập.














Tên quốc gia
Thủ đô
Ngày
độc lập
Ngày gia
nhập
ASEAN
1 .In-đô-nê-xi-a
Gia-các-ta
17.08.1945
8-8-1967
2.Thái Lan
Băng Cốc

8-8-1967
3. Xing-ga-po
 Xing-ga-po xi-ti
06.1959
8-8-1967
4. Ma-lay-xi-a
Cua la Lum-pua
31.08.1957
8-8-1967
5. Phi-líp-pin
Ma-ni-la
04.07.1946
8-8-1967
6.Việt Nam
Hà Nội
02.09.1945
7-1995
7.Lào
Viêng - Chăn
12.10.1945
9-1997
8.Campuchia
Nông – Pênh
09.11.1953
4-1999
9. Mi-an-ma
Ran-gun
04.01.1948.
9-1997
10. Bru-nây
Ban-da Seri
 Be ga oan
01.01.1984
1984
11.Đông Timo
Đi – li
20.05.2002.
Quan sát viên

2. Lào (1945 – 1975)
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp.
- Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy  giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.
- Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào  kháng chiến  chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.
- Sau  chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
b. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mỹ.
- Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.
-  Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ ,giải phóng được 4/5 diện tích lãnh thổ .
- Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định  Viêng Chăn (Vientian) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
-Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
- Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế-xã hội.

3. Campuchia (1945-1993)
a. 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng.
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ 1954  công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
b. Từ 1954 – 1975: 
- 1954-1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước.
- 1970 – 1975: kháng chiến chống Mỹ
  + Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Xihanuc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã  giành thắng lợi .
  + Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến  chống Mỹ.
c. 1975 – 1979: nội chiến chống Khơ-me đỏ
-Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
d. 1979 đến nay:thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước:
- Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên.
- Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.
- Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.
- Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc  Campuchia do  N .Xi -ha -núc (Sihanouk) làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.
- Tháng 10-2004 vua N. Xi -ha-núc thoái vị,hoàng tử Xi-ha-mô,ni kế vị .


II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:In đô nê xi a , Ma lai xi a , Phi lip pin, Xin ga po, Thai  Lan
*  Những năm 1945 – 1960:
+ Đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) nhằm xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu… .
+ Thành tựu : đáp ứng 1 số nhu cầu  của nhân dân , giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo …
+ Hạn chế : thiếu vốn , nguyên liệu, công nghệ , chi phí cao, tham nhũng , đời sống còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ  giữa tăng trưởng với công bằng xã hội
* Từ những năm 60 – 70 trở đi, :
+ Chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại), mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
+Kết quả : bộ mặt kinh tế – xã hội các nước này có sự biến đổi lớn:
             -  Tỷ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp ( trong nền  kinh tế quốc dân); mậu dịch đối ngoại  tăng trưởng nhanh
            -  Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển.
            -  Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Thái Lan 9% (1985 – 1995), Singapore 12% (1968 – 1973)…đứng đầu 4 Rồng Châu Á
           - 1997-1998, trải qua khủng hoảng tài chánh , kinh  tế suy thoái , chính trị không ổn định , sau vài năm khắc phục , các nước ASEAN tiếp tục phát triển
2. Nhóm các nước Đông Dương:
-  Sau khi giành độc lập :phát triển kinh tế tập trung, kế hoạch hóa và đạt một số thành tựu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Cuối những năm 1980 – 1990, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.
-  Lào: cuối những năm 1980, thực hiện cuộc đổi mới, kinh tế có sự khởi sắc, đời sống các bộ tộc được cải thiện. GNP năm 2000 tăng 5,7%, sản xuất nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng 9,2%.
- Campuchia: năm 1995, sản xuất công nghiệp tăng 7% nhưng vẫn là nước nông nghiệp.

3. Các nước Đông Nam Á khác.
 * Brunei:
       + Toàn bộ nguồn thu dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên.
       + Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế, để tiết kiệm năng lượng , gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu
* Mianma:
       +  Sau 30 năm  thực hiện  hành chính sách “hướng nội”, nên tốc độ tăng trưởng chậm .
       +  Đến 1988, cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng GDP  là 6,2%(2000).

III. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC ASEAN
1. Bối cảnh thành lập:  
- Bước vào thập niên 60, các nước  cần liên kết , hỗ trợ nhau để cùng phát triển .
- Hạn  chế  ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài .
- Đối  phó  với chiến tranh Đông Dương .
-  Nhiều tổ chức  hợp tác  mang tính khu vực  xuất hiện ở nhiều nới . Sự thành công của  khối thị trường chung Châu Âu
- ASEAN  là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực .
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia).
-  Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma (09.1997), Campuchia (30.04.1999).
2. Mục tiêu :
- Phát triển kinh tế và văn hóa  thông qua hợp tác chung giữa các nước thành viên .
- Trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực .
- ASEAN là  1 tổ chức Liên minh chính trị - kinh tế của khu vực .

3. Hoạt động:
- Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế .
- Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
* Nguyên tắc hoạt động (theo nội dung của Hiệp ước Bali):
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương,
- Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia.
- Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.
- Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á – Âu.

3.Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
a.Cơ hội:
-Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
-Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.
-Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.
-Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.
-Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
b.Thách thức.
-Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.
-Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
-Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.
c.Thái độ. Bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội. Cần ra sức học tập nắm vững khoa học-kĩ thuật.

B. ẤN ĐỘ

-  Diện tích 3,3 triệu km2 ; dân số 1 tỷ 20 triệu người (2000)
-  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- 19/2/1946 hai vạn thuỷ binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, được sự hưởng ứng của các lực lượng dân chủ.
- Ngày 22.02, ở Bom-bay, 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành, mít-tinh chống Anh…lôi kéo quần chúng nổi dậy ở  Can-cút-ta,Ma-đrát , Ka –ra-si.
- Ở nông thôn  xung đột nông dân với địa chủ.
- Đầu  năm 1947, 40 vạn công nhân Calcutta bãi công.
- Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).
- Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. 
- 26/01/1950,  Cộng hòa Ấn Độ thành lập..
2. Xây dựng đất nước:
a.  Đối nội: đạt nhiều thành tựu:
- Nông nghiệp: nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ giữa những năm 70, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và từ 1995 là nước xuất khẩu gạo.
- Công nghiệp: phát triển mạnh công nghiệp nặng, chế tạo máy, điện hạt nhân..., đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp.
- Khoa học kỹ thuật, văn hóa - giáo dục: cuộc “cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ thành cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ (1974: chế tạo thành công bom nguyên tử, 1975: phóng vệ tinh nhân tạo…)
b. Đối ngoại: luôn thực hiện chính sách hòa bình trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Ngày 07.01.1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ với Việt Nam.

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

6 xu thế lớn trên thị trường tài chính

Mạng Bình luận Trung Quốc ngày 17-1 đăng bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đầu tư Ngoại hối Trung Quốc, bà Đàm Nhã Linh, dự báo về 6 xu thế lớn trên thị trường tài chính thế giới năm 2011. Xin trích dịch như sau:
1. Xu thế đồng USD mất giá trên thị trường ngoại hối ngày càng lớn. Thị trường tiền tệ thế giới năm 2011 sẽ tiếp tục lấy sự điều chỉnh chính của đồng USD làm định hướng. Chính sách tổng thể đồng USD sẽ có thể tiếp tục dùng việc phá giá để đối diện với thị trường tiền tệ thế giới. Đồng USD sẽ phá giá hoặc tăng giá mang tính chu kỳ, theo giai đoạn, nhanh và linh hoạt.

2. Thị trường cổ phiếu sẽ tăng giá nhanh và kéo dài
. Tốc độ tăng cao của thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục nhanh thêm. Năm 2011, thị trường chứng khoán thế giới sẽ tăng liên tục, thị trường chứng khoán Mỹ có khả năng phá vỡ mức kỷ lục 14.000 điểm của năm 2007. Thị trường chứng khoán châu Âu cũng đi theo cao trào này nhưng ở mức thấp hơn vì vấn đề đồng euro. Thị trường chứng khoán châu Á lên nhanh xuống mạnh, cao trào ở các nước và khu vực Đông Á khá rõ rệt, biên độ dao động lớn.

3. Nhu cầu của thị trường vàng tăng cao với biên độ tăng có thể lên tới trên 20%. Đỉnh điểm giá vàng có thể khoảng 1.700 USD/ounce thay vì mức đỉnh 1.400 USD/ounce năm 2010. Giá vàng tiếp tục tăng do cơ sở tính lưu động của thị trường, tâm lý theo đuổi chuyển biến của chính sách tiền tệ, đặc biệt là sự căng thẳng và hoang mang do những lời cảnh báo về mức lạm phát cao của thế giới và hiệu ứng chính sách thắt chặt tiền tệ.

4. Nhu cầu thị trường dầu thô tăng có hạn
, giá tiếp tục tăng có thể lên tới 100-120 USD/thùng. Năm 2011, biến đổi khí hậu và các nhân tố bất ngờ sẽ khiến giá dầu thô biến đổi khó đoán.

5. Thị trường lãi suất đảo chiều nhanh chóng
. Dự kiến Cục Dự trữ LB Mỹ (FED) sẽ đưa ra những thay đổi mang tính phương hướng vào quý II hoặc sau quý II của năm 2011. Nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng thuận lợi, FED sẽ lập tức đẩy nhanh tiến độ và nhịp độ điều chỉnh lãi suất. Việc đồng USD mất giá và giá hàng hóa tăng lên đã gây ra sự thay đổi về chính sách tiền tệ thế giới.

6. Sự phát triển ngành ngân hàng thế giới trong năm 2011 sẽ đối diện với tình hình rắc rối và phức tạp, đầy rủi ro về chính sách. Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (Thụy Sĩ) với 27 thành viên đã thông qua hiệp định mới, quy định tăng mức vốn tối thiểu từ 4% lên 6% đối với các ngân hàng hàng đầu thế giới. Hiệp định này có ảnh hưởng to lớn đối với hệ thống ngân hàng Âu-Mỹ và các cơ cấu tài chính, bộ phận các ngân hàng đối diện với vấn đề thiếu vốn. Tuy hiệp định này của Basel được đại đa số các nước và khu vực đồng ý, nhưng sự phân biệt và áp lực sẽ tác động rõ rệt đến thị trường tài chính.

6 xu thế lớn trên thị trường tài chính

Mạng Bình luận Trung Quốc ngày 17-1 đăng bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đầu tư Ngoại hối Trung Quốc, bà Đàm Nhã Linh, dự báo về 6 xu thế lớn trên thị trường tài chính thế giới năm 2011. Xin trích dịch như sau:
1. Xu thế đồng USD mất giá trên thị trường ngoại hối ngày càng lớn. Thị trường tiền tệ thế giới năm 2011 sẽ tiếp tục lấy sự điều chỉnh chính của đồng USD làm định hướng. Chính sách tổng thể đồng USD sẽ có thể tiếp tục dùng việc phá giá để đối diện với thị trường tiền tệ thế giới. Đồng USD sẽ phá giá hoặc tăng giá mang tính chu kỳ, theo giai đoạn, nhanh và linh hoạt.

2. Thị trường cổ phiếu sẽ tăng giá nhanh và kéo dài
. Tốc độ tăng cao của thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục nhanh thêm. Năm 2011, thị trường chứng khoán thế giới sẽ tăng liên tục, thị trường chứng khoán Mỹ có khả năng phá vỡ mức kỷ lục 14.000 điểm của năm 2007. Thị trường chứng khoán châu Âu cũng đi theo cao trào này nhưng ở mức thấp hơn vì vấn đề đồng euro. Thị trường chứng khoán châu Á lên nhanh xuống mạnh, cao trào ở các nước và khu vực Đông Á khá rõ rệt, biên độ dao động lớn.

3. Nhu cầu của thị trường vàng tăng cao với biên độ tăng có thể lên tới trên 20%. Đỉnh điểm giá vàng có thể khoảng 1.700 USD/ounce thay vì mức đỉnh 1.400 USD/ounce năm 2010. Giá vàng tiếp tục tăng do cơ sở tính lưu động của thị trường, tâm lý theo đuổi chuyển biến của chính sách tiền tệ, đặc biệt là sự căng thẳng và hoang mang do những lời cảnh báo về mức lạm phát cao của thế giới và hiệu ứng chính sách thắt chặt tiền tệ.

4. Nhu cầu thị trường dầu thô tăng có hạn
, giá tiếp tục tăng có thể lên tới 100-120 USD/thùng. Năm 2011, biến đổi khí hậu và các nhân tố bất ngờ sẽ khiến giá dầu thô biến đổi khó đoán.

5. Thị trường lãi suất đảo chiều nhanh chóng
. Dự kiến Cục Dự trữ LB Mỹ (FED) sẽ đưa ra những thay đổi mang tính phương hướng vào quý II hoặc sau quý II của năm 2011. Nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng thuận lợi, FED sẽ lập tức đẩy nhanh tiến độ và nhịp độ điều chỉnh lãi suất. Việc đồng USD mất giá và giá hàng hóa tăng lên đã gây ra sự thay đổi về chính sách tiền tệ thế giới.

6. Sự phát triển ngành ngân hàng thế giới trong năm 2011 sẽ đối diện với tình hình rắc rối và phức tạp, đầy rủi ro về chính sách. Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (Thụy Sĩ) với 27 thành viên đã thông qua hiệp định mới, quy định tăng mức vốn tối thiểu từ 4% lên 6% đối với các ngân hàng hàng đầu thế giới. Hiệp định này có ảnh hưởng to lớn đối với hệ thống ngân hàng Âu-Mỹ và các cơ cấu tài chính, bộ phận các ngân hàng đối diện với vấn đề thiếu vốn. Tuy hiệp định này của Basel được đại đa số các nước và khu vực đồng ý, nhưng sự phân biệt và áp lực sẽ tác động rõ rệt đến thị trường tài chính.

Phương thức thanh toán quốc tế - Lợi ích và rủi ro

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Không đề cập đến đồng tiền thanh toán, công cụ thanh toán, hay các thủ tục và quy trình thanh toán, mà bài viết này chỉ tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến lợi ích và rủi ro mà mỗi phương thức thanh toán mang lại cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu và các gợi ý cân bằng lợi ích giữa hai bên để tham khảo.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/10/Bongbong101209.jpg

1. Phương thức chuyển tiền (remittance)
  • Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này, nhà nhập khẩuyêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
  • Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ… nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.
  • Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc, tạm ứng… Trong trường hợp này nhà nhập khẩu có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển mà hàng không được giao đúng thời hạn, đúng chất lượng hoặc số lượng…
Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:

- Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?…

- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.

- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?

2. Phương thức ghi sổ (open account)
  • Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyn sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ
  • Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
  • Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
3. Phương thức nhờ thu (collection)
  • Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các công cụ thanh toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó từ phía người nợ.
  • Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ phiếu thương mại (Promissory Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn thu tiền (Financial Invoice).
  • Bài viết này đề cập đến phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế nên, chủ nợ là nhà xuất khẩu và người nợ là nhà nhập khẩu. Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
3.1. Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)
  • Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một đặc điểm liên quan đến lợi ích của nhà xuất khẩu, cần đặc biệt lưu ý:
  • Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.
  • Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này. Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…
3.2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
  • Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.
Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:
  • Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.
  • Dưới đây là một mẫu điều khoản phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
  • “Bên mua thanh toán ngay khi hối phiếu do bên bán phát hành được xuất trình. Thanh toán xong giao chứng từ.”
4. Phương thức ủy thác mua hàng (Authority to purchase – A/P)
  • A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Ngân hàng của nhà nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện của nhà nhập khẩu xác nhận thanh toán.
  • Phương thức này áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao.
  • Bản chất của phương thức này là nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu chuyển tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phát.
Có hai cách thức chuyển tiền sang ngân hàng của nước xuất khẩu để mua hàng:
  • Một là, nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình chuyển tiền đặt cọc 100% sang ngân hàng nước xuất khẩu để ngân hàng này phát hành A/P.
  • Hai là, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình phát hành A/P cho ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu hưởng và đặt cọc 100% trị giá của A/P. Trên cơ sở A/P đó, ngân hàng nước xuất khẩu phát hành một A/P đối ứng cho người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.
Về điều kiện chứng từ của nhà xuất khẩu gồm có:

1. Hối phiếu hoặc hóa đơn của nhà xuất khẩu xuất trình phải được đại diện của nhà nhập khẩu tại nước xuất khẩu đồng ý thanh toán.



2. Các chứng từ xuất trình phải phù hợp với Hợp đồng mua bán hàng hóa mà hai bên đã ký kết.
  • Phương thức thanh toán này khá an toàn cho nhà xuất khẩu nhưng ngược lại sẽ có nhiều bất lợi cho nhà nhập khẩu khi mà tiền đã xuất ra nhưng chưa chắc đã nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị giao hàng chậm trễ. Để hạn chế rủi ro cho mình, nhà nhập khẩu cần đưa ra những điều kiện cụ thể, nội dung, quy trình thanh toán chi tiết nếu áp dụng phương thức A/P để tránh bất lợi cho mình sau này.
5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
  • Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.
5.1. Bản chất pháp lý của thư tín dụng (L/C)
  • Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thun không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Đây là một phương thức thanh toán khá an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.
(1). L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở)
  • L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ,…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.
(2). Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”
  • Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.
  • Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
5.2. Những vấn đề lưu ý khi sử dụng L/C
  • Thanh toán bằng L/C là một phương thức tương đối an toàn cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả L/C, đồng thời để bảo đảm lợi ích của mình khi sử dụng L/C như là một phương thức thanh toán, các bên nên lưu ý một số vấn đề được nêu sau đây.
  • Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác.
  • Đặc biệt lưu ý đối với nhà xuất khẩu (người thụ hưởng trong L/C), cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.
  • Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra cơ sở pháp lý điều chỉnh L/C thông thường là UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995. Do vậy cần đánh giá hình thức và nội dung của L/C trên cơ sở luật áp dụng.
  • Về mặt nội dung của L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thường là thư tín dụng không hủy ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại; hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm.
  • Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không có khả năng thc hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong trường hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hướng giải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C… hoặc chuyển sang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trả tiền bằng điện…
  • Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật áp dụng sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
6. Bảo lãnh và Tín dụng dự phòng
  • Thực chất bảo lãnh và tín dụng dự phòng là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
  • Bảo lãnh là việc người thứ a (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hoặc tiền đặt cọc); bảo lãnh bảo hành máy móc, thiết bị; bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc; bảo lãnh thanh toán
  • Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành. Trong đó người phát hành cam kết với người thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng quy tắc. Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu….
  • Bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng được sử dụng kết hợp với các phương thức thanh toán khác để tăng độ an toàn cho các bên. Do vậy, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với các hàng hóa có giá trị lớn như máy móc, thiết bị các bên cũng nên xem xét và áp dụng các biện pháp bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng.

    Phương thức thanh toán quốc tế - Lợi ích và rủi ro

    Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Không đề cập đến đồng tiền thanh toán, công cụ thanh toán, hay các thủ tục và quy trình thanh toán, mà bài viết này chỉ tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến lợi ích và rủi ro mà mỗi phương thức thanh toán mang lại cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu và các gợi ý cân bằng lợi ích giữa hai bên để tham khảo.

    http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/10/Bongbong101209.jpg

    1. Phương thức chuyển tiền (remittance)
    • Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này, nhà nhập khẩuyêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
    • Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ… nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.
    • Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc, tạm ứng… Trong trường hợp này nhà nhập khẩu có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển mà hàng không được giao đúng thời hạn, đúng chất lượng hoặc số lượng…
    Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:

    - Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?…

    - Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.

    - Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?

    2. Phương thức ghi sổ (open account)
    • Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyn sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ
    • Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
    • Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
    3. Phương thức nhờ thu (collection)
    • Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các công cụ thanh toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó từ phía người nợ.
    • Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ phiếu thương mại (Promissory Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn thu tiền (Financial Invoice).
    • Bài viết này đề cập đến phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế nên, chủ nợ là nhà xuất khẩu và người nợ là nhà nhập khẩu. Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
    3.1. Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)
    • Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
    Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một đặc điểm liên quan đến lợi ích của nhà xuất khẩu, cần đặc biệt lưu ý:
    • Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.
    • Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này. Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…
    3.2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
    • Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.
    Trong quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán này có một điểm cần lưu ý:
    • Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.
    • Dưới đây là một mẫu điều khoản phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
    • “Bên mua thanh toán ngay khi hối phiếu do bên bán phát hành được xuất trình. Thanh toán xong giao chứng từ.”
    4. Phương thức ủy thác mua hàng (Authority to purchase – A/P)
    • A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Ngân hàng của nhà nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện của nhà nhập khẩu xác nhận thanh toán.
    • Phương thức này áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao.
    • Bản chất của phương thức này là nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu chuyển tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phát.
    Có hai cách thức chuyển tiền sang ngân hàng của nước xuất khẩu để mua hàng:
    • Một là, nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình chuyển tiền đặt cọc 100% sang ngân hàng nước xuất khẩu để ngân hàng này phát hành A/P.
    • Hai là, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình phát hành A/P cho ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu hưởng và đặt cọc 100% trị giá của A/P. Trên cơ sở A/P đó, ngân hàng nước xuất khẩu phát hành một A/P đối ứng cho người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.
    Về điều kiện chứng từ của nhà xuất khẩu gồm có:

    1. Hối phiếu hoặc hóa đơn của nhà xuất khẩu xuất trình phải được đại diện của nhà nhập khẩu tại nước xuất khẩu đồng ý thanh toán.



    2. Các chứng từ xuất trình phải phù hợp với Hợp đồng mua bán hàng hóa mà hai bên đã ký kết.
    • Phương thức thanh toán này khá an toàn cho nhà xuất khẩu nhưng ngược lại sẽ có nhiều bất lợi cho nhà nhập khẩu khi mà tiền đã xuất ra nhưng chưa chắc đã nhận được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị giao hàng chậm trễ. Để hạn chế rủi ro cho mình, nhà nhập khẩu cần đưa ra những điều kiện cụ thể, nội dung, quy trình thanh toán chi tiết nếu áp dụng phương thức A/P để tránh bất lợi cho mình sau này.
    5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
    • Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.
    5.1. Bản chất pháp lý của thư tín dụng (L/C)
    • Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thun không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
    • Đây là một phương thức thanh toán khá an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.
    (1). L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở)
    • L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ,…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.
    (2). Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”
    • Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.
    • Như vậy Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
    5.2. Những vấn đề lưu ý khi sử dụng L/C
    • Thanh toán bằng L/C là một phương thức tương đối an toàn cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả L/C, đồng thời để bảo đảm lợi ích của mình khi sử dụng L/C như là một phương thức thanh toán, các bên nên lưu ý một số vấn đề được nêu sau đây.
    • Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác.
    • Đặc biệt lưu ý đối với nhà xuất khẩu (người thụ hưởng trong L/C), cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.
    • Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra cơ sở pháp lý điều chỉnh L/C thông thường là UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995. Do vậy cần đánh giá hình thức và nội dung của L/C trên cơ sở luật áp dụng.
    • Về mặt nội dung của L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thường là thư tín dụng không hủy ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại; hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm.
    • Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không có khả năng thc hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong trường hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hướng giải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C… hoặc chuyển sang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trả tiền bằng điện…
    • Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật áp dụng sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
    6. Bảo lãnh và Tín dụng dự phòng
    • Thực chất bảo lãnh và tín dụng dự phòng là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
    • Bảo lãnh là việc người thứ a (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hoặc tiền đặt cọc); bảo lãnh bảo hành máy móc, thiết bị; bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc; bảo lãnh thanh toán
    • Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành. Trong đó người phát hành cam kết với người thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng quy tắc. Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu….
    • Bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng được sử dụng kết hợp với các phương thức thanh toán khác để tăng độ an toàn cho các bên. Do vậy, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với các hàng hóa có giá trị lớn như máy móc, thiết bị các bên cũng nên xem xét và áp dụng các biện pháp bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng.

      Cận cảnh khuôn mặt qua "dao kéo" của Hồ Quỳnh Hương

      Mặc dù chỉ thừa nhận có can thiệp dao kéo để sửa mũi nhưng với khuôn mặt ngày càng xinh đẹp một cách... bất thường, ca sỹ Hồ Quỳnh Hương bị nhiều người cho rằng cô còn gọt mặt, độn cằm.











      Cận cảnh khuôn mặt qua "dao kéo" của Hồ Quỳnh Hương

      Mặc dù chỉ thừa nhận có can thiệp dao kéo để sửa mũi nhưng với khuôn mặt ngày càng xinh đẹp một cách... bất thường, ca sỹ Hồ Quỳnh Hương bị nhiều người cho rằng cô còn gọt mặt, độn cằm.











      Vết thương trên mai Cụ Rùa lở loét

      Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội cho biết, ngày 15/2, tại Hà Nội sẽ có hội thảo giữa các đơn bị chức năng và nhà khoa học để bàn cách chữa trị vết thương cho Rùa Hồ Gươm.

      Tuy nhiên vấn đề mà nhiều nhà khoa học đang lo ngại đó là làm thế nào để chữa vết thương cho Cụ. Phương án đưa Cụ Rùa lên bờ được hầu hết các nhà khoa học ủng hộ.

      Chỉ cần nửa ngày để trị thương

      PGS.TS Hà Đình Đức cho hay, thời gian qua ông đã đưa ra rất nhiều ý kiến đề xuất vấn đề đưa Cụ Rùa Hồ Gươm lên bờ cứu chữa. Sức khỏe Cụ bây giờ là vấn đề trên hết, do đó cần đưa Cụ Rùa lên khu đất cạnh Tháp Rùa để chữa chạy các vết thương trên mình.

      Ông Đức cũng cho biết, với tình trạng rùa tai đỏ xâm lấn, môi trường ô nhiễm, va chạm, tác động với những vật khác dưới Hồ Gươm, vết thương trên mình Cụ ngày càng nặng hơn. Cứ như vậy, đến 4-5 năm nữa vết thương cũng chưa chắc đã lành lại.

      Vết thương trên mai Cụ có xu hướng bị lở loét, nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ cần đưa Cụ lên bờ nửa ngày để chữa trị vết thương là được.

      e
      Hình ảnh chụp được ngày 30/12 cho thấy, mai của Cụ Rùa bị thương. Theo GS Hà Đình Đức, có khả năng rùa tai đỏ đang gặm mai cụ Rùa. Ảnh VNE

      “Cụ Rùa lâu nay vẫn là vật báu thiêng liêng của người dân Hà Nội, nên khi đưa Cụ lên bờ có thể sẽ gây dư luận không tốt. Nhưng việc làm này là cần thiết vì tình trạng sức khỏe Cụ đang rất nguy cấp” - ông Đức nói.

      Lấy mẫu ADN của Cụ Rùa

      GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng, việc đưa Cụ Rùa lên bờ có thể lấy được mẫu ADN, từ đó biết Cụ Rùa thuộc nhóm nào, rồi đưa ra cách trị tốt nhất. Nhưng cũng nên lưu ý, hiện chưa có ai biết cụ bị thương nặng hay nhẹ. Thêm vào đó, với thời tiết hiện tại, đưa Cụ lên bờ có thể nguy hiểm hơn ở dưới nước (dưới nước có lớp bùn ấm). Mặt khác, cách bắt Cụ như thế nào thì cũng chưa ai có kinh nghiệm.

      Cũng theo ông Huỳnh, cách tốt nhất là gắn chip theo dõi quá trình vận động của Cụ. Nếu thấy cần thiết phải đưa Cụ lên bờ cần có biện pháp giữ ấm cho Cụ không bị rét, sau đó các bác sỹ có thể tiến hành, chăm sóc, chữa trị vết thương cho Cụ.



      Vết thương trên mai Cụ Rùa lở loét

      Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội cho biết, ngày 15/2, tại Hà Nội sẽ có hội thảo giữa các đơn bị chức năng và nhà khoa học để bàn cách chữa trị vết thương cho Rùa Hồ Gươm.

      Tuy nhiên vấn đề mà nhiều nhà khoa học đang lo ngại đó là làm thế nào để chữa vết thương cho Cụ. Phương án đưa Cụ Rùa lên bờ được hầu hết các nhà khoa học ủng hộ.

      Chỉ cần nửa ngày để trị thương

      PGS.TS Hà Đình Đức cho hay, thời gian qua ông đã đưa ra rất nhiều ý kiến đề xuất vấn đề đưa Cụ Rùa Hồ Gươm lên bờ cứu chữa. Sức khỏe Cụ bây giờ là vấn đề trên hết, do đó cần đưa Cụ Rùa lên khu đất cạnh Tháp Rùa để chữa chạy các vết thương trên mình.

      Ông Đức cũng cho biết, với tình trạng rùa tai đỏ xâm lấn, môi trường ô nhiễm, va chạm, tác động với những vật khác dưới Hồ Gươm, vết thương trên mình Cụ ngày càng nặng hơn. Cứ như vậy, đến 4-5 năm nữa vết thương cũng chưa chắc đã lành lại.

      Vết thương trên mai Cụ có xu hướng bị lở loét, nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ cần đưa Cụ lên bờ nửa ngày để chữa trị vết thương là được.

      e
      Hình ảnh chụp được ngày 30/12 cho thấy, mai của Cụ Rùa bị thương. Theo GS Hà Đình Đức, có khả năng rùa tai đỏ đang gặm mai cụ Rùa. Ảnh VNE

      “Cụ Rùa lâu nay vẫn là vật báu thiêng liêng của người dân Hà Nội, nên khi đưa Cụ lên bờ có thể sẽ gây dư luận không tốt. Nhưng việc làm này là cần thiết vì tình trạng sức khỏe Cụ đang rất nguy cấp” - ông Đức nói.

      Lấy mẫu ADN của Cụ Rùa

      GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng, việc đưa Cụ Rùa lên bờ có thể lấy được mẫu ADN, từ đó biết Cụ Rùa thuộc nhóm nào, rồi đưa ra cách trị tốt nhất. Nhưng cũng nên lưu ý, hiện chưa có ai biết cụ bị thương nặng hay nhẹ. Thêm vào đó, với thời tiết hiện tại, đưa Cụ lên bờ có thể nguy hiểm hơn ở dưới nước (dưới nước có lớp bùn ấm). Mặt khác, cách bắt Cụ như thế nào thì cũng chưa ai có kinh nghiệm.

      Cũng theo ông Huỳnh, cách tốt nhất là gắn chip theo dõi quá trình vận động của Cụ. Nếu thấy cần thiết phải đưa Cụ lên bờ cần có biện pháp giữ ấm cho Cụ không bị rét, sau đó các bác sỹ có thể tiến hành, chăm sóc, chữa trị vết thương cho Cụ.



      Tổ tiên loài mèo nhà

      Con mèo mà chúng ta thường nhắc đến trong đời sống hàng ngày, trong đời sống văn hóa, tôn giáo là loài mèo nhà (Felis sil-vestris catus).

      Năm 2007, một công trình nghiên cứu khoa học cho thấy hầu như tất cả loài mèo nhà đều có nguồn gốc từ loài mèo rừng châu Phi (Felis silvestris lybica). Người ta tìm thấy xác mèo được chôn theo chủ trong hàng ngàn ngôi mộ cổ ở Ai Cập. Có một xác mèo được bắt gặp trong một ngôi mộ có niên đại cách nay 9.500 năm. Như vậy, thời điểm mà loài mèo trở thành bạn với loài người chắc chắn còn sớm hơn nhiều, trước khi có kim tự tháp.

      Từ thời thượng cổ, người Ai Cập có tín ngưỡng thờ mèo như một vị phúc thần, gọi là hần Bastet. Đây là vị nữ thần đầu mèo, mình người, có quyền năng trong nhiều lĩnh vực. Con mèo được người Ai Cập chôn theo trong các ngôi mộ ý là cầu mong thần Bastet giúp cho người chết mau được đầu thai.

      Ảnh minh họa. Nguồn internet
      Ảnh minh họa. Nguồn internet


      Từ Ai Cập, con mèo thuần hóa được các thương nhân đưa qua châu Á theo con đường tơ lụa.

      Ở châu Âu, phải đến đầu thế kỷ 13 mới có người biết nuôi mèo. Lúc này con đường tơ lụa đã được nối dài từ Á sang Âu sau các cuộc viễn chinh của Thành Cát Tư Hãn. Từ châu Âu, mèo được đưa sang Tân thế giới. Ở Mỹ, lúc đầu mèo bị coi thường. Đến năm 1749, ở Pensylvania có đại nạn chuột loạn. May nhờ đàn mèo nhà ra oai đẩy lùi giặc chuột nên từ đấy mèo được ưa chuộng.

      Ở Việt Nam, con mèo không hề được thờ như thần thánh và cũng không bị xem là ma quỷ mặc dầu trong dân gian cũng có những truyền thuyết về mèo đen, hoặc về chuyện mèo già hóa cáo. Đáng chú ý là trong 12 con giáp âm lịch, người Việt Nam đã dùng con mèo làm biểu tượng cho chi Mão chứ không dùng vật tượng là con thỏ như trong 12 con giáp âm lịch Trung Hoa. Lý do có thể là, vì người Trung Hoa biết làm lịch quá sớm - từ đời nhà Thương (vào khoảng thế kỷ 16 TCN).

      Lúc ấy, ở Trung Hoa chưa có con mèo. Trong nhiều thế kỷ Bắc thuộc, hẳn người Việt Nam cũng đã phải dùng lịch con thỏ của người Trung Hoa. Bước qua thời kỳ độc lập, các nhà làm lịch Việt Nam đã thể hiện tinh thần tự chủ, dùng hình ảnh con mèo làm vật tượng, thay cho con thỏ vốn không được thân thiện với đời sống hằng ngày bằng con mèo.

      Gần đây trên một số trang web có bài viết của ông Nguyễn Cung Thông dựa trên những khảo sát về tiếng Việt cổ mà cho rằng rất có thể người Việt Nam ta chứ không phải là người Trung Hoa - là tác giả của biểu tượng 12 con giáp trong lịch can chi (?). Nếu lý thuyết ấy được giới khoa học nghiệm thu thì đáng kể là một phát kiến mới mẻ và thú vị.

      Báo Thanh niên Xuân Tân Mão năm 2011