Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Lãi dự thu và lãi dự chi

Câu hỏi: Anh ơi, giải thích giúp em câu này với: Tại sao hạch toán lãi phải dự thu dự chi mà ko phải theo thực thu thực chi.

Trả lời: Cách đặt tên như vậy là do: Trong tài chính, "thực" = nó đã xảy ra rồi. Còn "dự" có nghĩa nó chưa xảy ra mà sẽ xảy ra trong tương lai. Vậy nên xuất phát từ bản chất dưới đây mà lãi trả cho khách hàng có tên là dự thu, dự chi

http://hoorfarlaw.com/blog/wp-content/uploads/2009/06/interest_rates.jpg

Các ngân hàng tiến hành huy động vốn thông qua: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán...hay phát hành giấy tờ có giá, đương nhiên, ngân hàng bắt buộc phải trả lãi cho khách hàng. Việc trả lãi được thực hiện theo một trong 3 phương thức sau:

- Trả lãi trước: Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán lãi luôn cho khách hàng vào ngày nhận vốn (hay còn goị là chiết khấu), về hạch toán kế toán, ngân hàng bắt buộc phải tiến hành phân bổ số lãi này trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng này.

- Trả lãi định kỳ: Theo thoả thuận với khách hàng, định kỳ (hàng tháng) ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán lãi cho khách hàng vào ngày cuối tháng chẳng hạn, khi đó, dưới góc độ kế toán, vào cuối tháng, kế toán sẽ ghi nhận chi phí lãi vay và đối ứng luôn số tiền thanh toán cho khách hàng).

- Trả lãi sau: Việc thanh toán cho khách hàng sẽ được thực hiện khi hợp đồng vay đáo hạn. Như vậy, trong suốt khoảng thời gian tồn tại của hợp đồng này, ngân hàng cần thực hiện dự tính số lãi phải trả cho khách hàng theo nguyên tắc kế toán dồn tích (hay gọi ngắn lại là Lãi dự chi)

Bút toán dự chi được thực hiện như sau:

- Định kỳ, kế toán tính ra số lãi dự chi:
Nơ TK Chi phí lãi vay
Có TK Lãi phải trả cho tiền gửi/tiền vay

- Khi tiên hành thanh toán lãi dự chi:
Nợ TK Lãi phải trả cho tiền gửi/tiền vay
Có thích hợp (tiền mặt/chuyển khoản..)

Tương tự cũng như vậy với Lãi dự thu. Chi tiết về cách hạch toán xem trong Công văn dưới. Áp dụng cho Quỹ TDND và cho tất cả các TCTD



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét